Cây lựu là loại cây ăn quả đồng thời cũng là cây cho bóng mát, tạo cảnh quan cho không gian. Ngoài ra, theo quan niệm của nhiều người, trồng cây lựu trước nhà còn đem đến nhiều may mắn và tài lộc. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về cây lựu nhé!
1. Giới thiệu chung về cây lựu
- Tên thường gọi: Cây lựu
- Tên khoa học: Punica Granatum
- Họ thực vật: Họ Lựu
- Phân bố: Các nước châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan)

2. Đặc điểm cây lựu
2.1. Đặc điểm hình thái
Cây lựu là loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình từ 5 – 8m. Thân cây màu xám, ít gai, tuy nhiên trong điều kiện thiếu nước thì các cành cây sẽ biến thành gai nhọn
Lá lựu bóng, hình lông chim, mọc đối xứng nhau qua các cành nhỏ. Hai mặt lá nhẵn, mép lá nguyên, cuống ngắn, phần gân chính màu đỏ, nổi rõ ở mặt dưới
Hoa lựu là loại hoa lưỡng tính, mọc đơn lẻ hoặc mọc thành cụm từ 3 – 4 bông hoa ở đầu cành và nách lá. Hoa màu đỏ tươi, gồm 5 – 6 cánh, giữa các cánh có nhiều nhị bầu và ô chứa noãn xếp chồng lên nhau. Hoa thường nở vào mùa hè
Quả lựu hình cầu, to khoảng nắm tay người lớn. Bên ngoài vỏ quả dày, khi non có màu xanh loang đỏ, chín sẽ chuyển sang vàng hoặc đỏ tía. Bên trong quả là các múi lựu mọng nước có chứa hạt. Mùa quả thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau

2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Lựu là loại cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây ưa sáng, phát triển mạnh trên nền đất thịt, đất cát, đất phù sa. Đặc biệt loại cây này có thể chịu hạn tốt và không chịu được lạnh, nhiệt độ dưới 15 độ C cây sẽ chết. Nhân giống chủ yếu bằng hạt và bằng phương pháp ghép cành
3. Công dụng của cây lựu
Công dụng đầu tiên của cây lựu phải kể đến là loại cây ăn quả. Quả lựu được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị ngọt ngào và mọng nước. Đặc biệt bên trong quả còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe
Không chỉ vậy, vỏ quả lựu còn được sử dụng để làm thuốc chữa các bệnh về tiêu chảy, kiết lỵ, giảm đau bụng giun. Phần thịt quả có tác dụng tiêu hóa, hạ nhiệt. Hoa chữa các bệnh viêm tai, chảy mủ
Ngoài ra, trồng cây lựu trước nhà còn đem lại cho bạn một khoảng râm lý tưởng nhờ các tán lá xum xuê, giúp làm giảm nhiệt môi trường, đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ

4. Ý nghĩa phong thủy của việc trồng cây lựu trước nhà
Bên cạnh việc là một loại cây ăn quả cho bóng mát, nhiều người còn cho rằng trồng cây lựu còn đem lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cây Lựu với những quả lựu đỏ mọng khi chín như những chiếc đèn lồng nhỏ, trĩu cành tượng trưng cho tài lộc, phú quý. Vì vậy trồng cây lựu trước nhà không chỉ cho quả mà còn đem đến nhiều vượng khí, hanh thông, giúp gia chủ ăn nên làm ra
5. Kỹ thuật trồng cây lựu ra nhiều quả
Đất trồng
Bạn nên sử dụng các loại đất thịt giàu dinh dưỡng hoặc đất pha cát, đất phù sa, đất đỏ để trồng cây, đảm bảo đủ độ tơi xốp, thoát nước tốt
Trồng cây lựu bằng phương pháp gieo hạt
Trước hết bạn cần tách riêng phân hạt ra khỏi phần thịt quả, rửa sạch và để khô ráo. Đặt hạt vào trong một chiếc khăn ẩm và cuộn lại buộc vào trong một túi bóng và để ở nơi có độ ẩm cao
Sau 10 ngày ủ, hạt bắt đầu nảy mầm thì bạn bắt đầu đặt hạt vào các khay nhựa để ở những nơi có cường độ ánh sáng vừa phải và phủ kín đất, tưới nước giữ ẩm
Sau 6 tuần gieo hạt, cây sẽ cao khoảng 10cm. Khi cây cao khoảng 25cm là bạn có thể di chuyển trồng cây vào các chậu lớn hơn và tưới nước đều đặn hằng ngày
Trồng cây lựu bằng phương pháp chiết cành
Ngoài ra cây lựu còn có thể trồng bằng phương pháp chiết cành. Đây là cách phổ biến và được nhiều người áp dụng vì cây cho ra rễ rất nhanh và mau cho ra hoa. Nếu bỏ nhánh ra hoa rồi đem trồng thì cây sẽ phát triển đều, nhanh cho quả. Nên tiến hành chiết cây vào mùa mưa thì sẽ đạt kết quả cao

6. Kỹ thuật chăm sóc cây lựu
Tưới nước
Cần đảm bảo đủ lượng nước cho cây, nhất là vào mùa khô và thời gian cây bắt đầu vào mùa quả và khi quả sắp chín. Vào mùa mưa, bạn có thể giảm lượng nước tưới, cứ 2 – 3 ngày lại tưới cho cây 1 lần
Ánh sáng
Cây lựu ưa sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp. Vì vậy bạn nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh nắng để đảm bảo quá trình phát triển của cây diễn ra bình thường, cho quả ngọt, mọng nước
Phòng trừ cỏ dại
Để phòng trừ cỏ dại, bạn có thể phủ gốc bằng phân xanh. Tiến hành xới phá váng sau mỗi trận mưa to và làm cỏ vụ xuân và vụ thu bằng cách xới toàn bộ diện tích trồng, một năm xới gốc 2 – 3 lần
Cắt tỉa, tạo hình
Cần tỉa bớt những cành yếu, loại bỏ những cành sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những cành khỏe. Đến mùa cây ra hoa, cần áp dụng những biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa vợi cành và vặt bỏ những chồi ngọn
Bón phân
Lựu là loại cây rất ưa phân bón, tuy nhiên khi trồng cây trong chậu thì bạn không cần bón nhiều. Khi cây bắt đầu vào mùa ra quả thì bạn cần bón phân bổ sung cho cây, cứ 15 – 20 ngày lại bón một lần bằng các loại phân hữu cơ, phân trùn quế,…Trước khi cây ra nụ thì nên lựa chọn các phân có tỉ lệ P và K cao để thúc đẩy cây ra hoa, kết quả

Phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình phát triển, cây rất dễ bị các loại rầy, rệp sáp tấn công. Khi đó bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây. Nên phun vào sáng sớm trước khi nắng lên và không phun tưới vào gốc. Vài ngày sau lại tiến hành phun lại, rầy rệp sẽ bị bong vỡ phấn trắng và chết
Thu hoạch và bảo quản quả lựu
Quả lựu chín sẽ có màu vàng pha đỏ, khi thu hoạch bạn có thể sử dụng kéo để cắt cuống, không nên vặn đứt rời quả. Tránh thu hoạch quả vào những ngày mưa vì quả sẽ dễ bị nứt và mất giá trị kinh tế
Khi hái xong bạn có thể bỏ quả vào trong các thùng mạt cưa và khi chuyên chở hì bọc quả bằng giấy lụa và xếp quả cẩn thận, tránh bị hư dập

Đó là một vài thông tin về Cây lựu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc, hy vọng phần nào đó đã giúp bạn hiểu hơn về loại cây này. Bạn quan tâm sản phẩm, xin hãy để lại số điện thoại hoặc email để nhân viên của chúng tôi tư vấn kỹ hơn về sản phẩm.
Ngoài ra, Cây Ba Miền còn cung cấp nhiều sản phẩm cây công trình, cây bóng mát, cây ăn quả chất lượng cao, bạn có thể tham khảo qua caybamien.vn nhé
Hotline: 0823666620

Hoà Vương –
Cây đẹp lắm nha cùng với cọ và chà là ở Quảng Bình