CÂY HỒNG NGÂM

  • Giao hàng toàn quốc
  • Bảo hành uy tín
  • Chất lượng cao, giá tốt

Công ty TNHH Cây Ba Miền chuyên cung cấp sỉ Cây Xanh Công Trình, số lượng lớn, giao hàng toàn quốc.

Liên hệ 0961486620 để được tư vấn miễn phí.

Cây Ba Miền – Không gian sống xanh

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
phương thức thanh toán
Category:

Hồng ngâm là loại cây ăn quả rất quen thuộc với mỗi người vào mỗi dịp trung thu. Cây không chỉ cho quả thơm ngon mà còn rất dễ trồng và chăm sóc. Hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu chung về cây hồng ngâm

  • Tên thường gọi: Cây hồng ngâm, Cây hồng giòn
  • Họ thực vật: Họ Thị (Diospyros)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Nhật Bản
Cây hồng ngâm
Cây hồng ngâm

2. Đặc điểm cây hồng ngâm

2.1. Đặc điểm hình thái

Hồng ngâm là loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình từ 8 – 10m. Thân cây có hệ cành lá khá phát triển, xanh tốt quanh năm

Quả hồng ngâm dạng hình cầu, vỏ bóng min. Khi còn non quả sẽ có màu xanh đậm, phần thịt bên trong chát. Khi quả chín sẽ chuyển sang màu vàng cam và vị chát trong quả cũng mất dần đi, ăn rất giòn. 

Sau khi thu hoặc, quả hồng thường được ngâm vào nước vôi trong để vị chát trong quả mất dần đi và cái tên “Hồng ngâm” cũng bắt nguồn từ đó

Cây hồng ngâm mùa quả chín
Cây hồng ngâm mùa quả chín

2.2. Đặc điểm sinh trưởng

Hồng ngâm là loại cây có tốc độ sinh trưởng khá chậm. Cây ưa sáng, ưa nước, phát triển tốt trên nền đất dinh dưỡng, có độ cơ giới, thoát nước tốt. Hồng ngâm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép cành

3. Công dụng của cây hồng ngâm

Cây hồng ngâm chủ yếu được trồng làm cây ăn quả được rất nhiều người yêu thích. Trong quả hồng ngâm có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao như đường, vitamin C cùng hàng loạt các loại khoáng chất khác, rất tốt cho sức khỏe. Quả thường có nhiều vào các dịp rằm tháng Tám và là một trong những loại quả bán nhiều trên thị trường mỗi khi mùa quả đến

Ngoài ra, hồng ngâm còn được trồng để làm cây bóng mát, cây xanh trang trí ngoại thất, cảnh quan sân vườn, biệt thự,…

Vườn hồng ngâm
Vườn chuyên trồng cây hồng ngâm ăn quả

> Bật mí ngay: Những ý nghĩa phong thủy tuyệt vời khi trồng cây thị trước nhà

4. Kỹ thuật trồng và nhân giống cây hồng ngâm

Tiêu chuẩn chọn giống

Hồng ngâm thường được trồng bằng phương pháp chiết cây hoặc ghép cây. Bằng các phương pháp này, cây chiết sẽ có sức đề kháng tốt và rất ít khi bị sâu bệnh do bộ gen giống hoàn toàn với cây mẹ. Vì vậy cần phải lựa chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh, chiều cao tối thiểu phải từ 50cm trở lên

Thời vụ và mật độ trồng

Cây thường được trồng vào đầu vụ xuân hoặc đầu mùa mưa để giảm công tưới nước và chăm sóc vì lúc này lượng mưa trung bình, nhiệt độ không quá lạnh

Tùy thuộc vào diện tích đất trồng mà bạn có thể phân bố khoảng cách các cây sao cho phù hợp. Nên trồng cây với mật độ 400 cây/ha, tức là các cây cách nhau 5m

Đất trồng

Trước khi trồng cây, bạn cần làm sạch diện tích đất trồng bằng cách đào xới và dọn dẹp cỏ dại sau đó tiến hành đào hố và bón lót cho cây

Nếu diện tích đất trồng có độ dốc trung bình thì bạn nên trồng cây theo hình chữ nhật, còn nếu diện tích đất trồng có độ dốc cao thì cần phải trồng cây theo đường đồng mức

Đào hố

Đào hố có kích thước 50 x 50 x 50cm, khoảng cách giữa các hố tối thiểu 3m. Tiến hành bón lót vào mỗi hố phân chuồng đã hoai mục, phân super lân và một ít vôi bột để khử trùng và ủ hố trong vòng 1 tuần trước khi trồng

Cách trồng

Dùng quốc đào một hố nhỏ ở tâm và đặt cây giống vào giữa hố sau đó bắt đầu lấp đất xung quanh. Dùng tay nén chặt đất, vừa nén vừa điều chỉnh để cây đứng thẳng. Cuối cùng, sau khi trồng xong, bạn cần tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây, giúp cây nhanh ra rễ.

Trồng cây cho khu sinh thái tại Đan Phượng là một trong những dự án thi công trồng cây Hồng Ngâm cổ thụ ấn tượng nhất. Không chỉ cung cấp cây trồng chất lượng, nhà vườn còn vận chuyển tận nơi, thi công trồng trọn gói và bảo hành, bảo dưỡng cho khách hàng.

Dâm ủ cây hồng ngâm lâu năm
Dâm ủ cây hồng ngâm lâu năm

5. Kỹ thuật chăm sóc cây hồng ngâm

Chế độ nước tưới

Hồng ngâm là loại cây nhiệt đới và vậy cây rất cần nước để sinh trưởng và phát triển. Bạn nên chú ý tưới nước đầy đủ cho cây nhất là vào mùa khô và khi cây bắt đầu vào mùa quả và khi quả chín

Dọn dẹp cỏ dại

Thường xuyên làm cỏ và xới đất xung quanh gốc cây để tránh tình trạng cỏ dại mọc tràn lan, cạnh tranh dinh dưỡng. Tiến hành xới phá váng gốc sau mỗi trận mưa to để tránh tình trạng ngập úng, đồng thời đảm bảo độ thông thoáng cho đất trồng

Cắt tỉa, tạo hình

Bạn nên tiến hành cắt tỉa cho cây khi cây cao được khoảng 1m. Bạn chỉ nên cắt tỉa cho cây ở phần ngọn để tạo cành cấp 1 và mỗi cây chỉ khoảng 3 cành cấp 1 là đủ. Khi cành cấp 1 phát triển thì bạn lại cắt tỉa tiếp cành cấp 1 để tạo thành cành cấp 2. 

Việc cắt tỉa thường xuyên cho cây luôn đảm bảo cho tán cây được thông thoáng đồng thời hạn chế tối đa việc sâu bệnh gây hại cho cây

Bón phân

Cây hồng ngâm cần bón phân định kỳ 1 năm 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tháng. Bạn có thể áp dụng công thức phân bón có với lượng như sau cho mỗi cây: 100g phân ure + 100g phân super lân + 100g phân kali. Khi bón có thể bón cách gốc 20cm hoặc hòa tan với nước tưới cho cây đều được

Vườn ươm hồng ngâm
Vườn ươm hồng ngâm

6. Các bệnh thường gặp ở cây hồng ngâm và cách phòng trừ

Sâu ăn lá

Sâu ăn lá thường xuất hiện vào cuối mùa xuân hoặc đầu hè (tức là vào khoảng 4 – 6), đặc biệt phát triển mạnh trong thời kỳ cây nhiều ngọn chồi. Loại sâu này thường có màu xanh nhạt, thường ăn các búp non, làm cây sinh trưởng chậm

Bọ cánh cứng

Thường xuất hiện vào mùa hè, loại này thường gây hại cho cả chồi và lá, chúng có thể ăn trụi các chồi và lá cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản làm cho cây sinh trưởng chậm hoặc thậm chí có thể gây chết cây. Khi đó bạn có thể sử dụng thuốc Sherpa, Fastax pha theo hướng dẫn khuyến cáo để phun cho cây

Ruồi đục quả

Loại này thường ăn các phần nhu mô quả, làm rụng quả, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng quả. Bạn cần tỉa bớt cành lá cây, hạn chế mầm vượt, chồi vượt và tiến hành thu hoạch quả kịp thời.

Bạn cũng nên thu dọn hết các quả rụng hoặc chôn chúng xuống đất để làm giảm lượng ruồi đục

> Hướng dẫn thêm: Cách trồng và chăm sóc cây hồng xiêm

7. Thu hoạch và bảo quản hồng ngâm

Cây hồng ngâm sau khi trồng năm thứ 2 sẽ bắt đầu cho thu hoạch quả đều. Quả thường chín từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 và quả thường chín dần dần, vì vậy bạn có thể thu hoạch quả nhiều đợt. 

Nên thu hoạch quả khi đạt độ chín vừa phải và tránh các ngày trời mưa thì quả hồng sẽ ngọt hơn. Khi hái xong, bạn cần để bảo quản quả ở những nơi thoáng mát, tránh nắng trực tiếp, như vậy sẽ được lâu hơn

Thu hoạch hồng ngâm
Thu hoạch hồng ngâm

Trên đây là một vài thông tin về cây hồng ngâm mà chúng tôi muốn gửi đến bạn, hy vọng phần nào đó đã giúp bạn có thêm các kiến thức về loại cây này. Bạn quan tâm sản phẩm xin hãy để lại số điện thoại, email hoặc có thể liên hệ đến hotline 0823666620 để nhân viên của chúng tôi tư vấn kỹ hơn về sản phẩm. 

Ngoài ra, Công Ty TNHH Cây Ba Miền còn cung cấp nhiều sản phẩm cây công trình, cây bóng mát, cây phong thủy chất lượng cao như: cây lựu cảnh, cây vạn tuế, cây bưởi cổ thụ, cây vú sức,… bạn có thể tham khảo qua caybamien.vn nhé. Chúc các bạn thành công!

Đặc Điểm

Rễ Cọc

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÂY HỒNG NGÂM”

CÂY HỒNG NGÂM