Cây Chay là giống đặc hữu ở Việt Nam – một trong số những loại quả hiếm chỉ trồng được ở nước ta. Người ta trồng Chay để nấu ăn, làm thuốc, làm cây công trình tạo cảnh quan và cho bóng mát. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về cách trồng của giống cây này, tìm địa chỉ bán cây giống Chay chất lượng, giá tốt thì nhất định đừng bỏ qua nội dung dưới đây của Cây Ba Miền.
Cây Chay là cây gì?
- Tên khoa học: Artocarpus tonkinensis A. Chey
- Họ thực vật: Dâu Tằm (Moraceae).
- Tên thường gọi: Chay, Chay Ăn Trầu, Chay Bắc Bộ, Chay Vỏ Tía,…
- Nguồn gốc: Đây là cây đặc hữu của Việt Nam, xuất hiện ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh Trung du miền núi và thượng du như: Bắc Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình,….
Cây Ba Miền – nơi mua cây Chay chất lượng, đủ mọi kích thước
Bạn muốn tìm địa chỉ cung cấp cây giống Chay Bắc Bộ chất lượng, nguồn cung lớn!
Bạn muốn mua cây Chay trưởng thành đã dâm ủ, cây đánh thẳng, cây cổ thụ – đại thụ,…, có kiểu dáng và kích thước mình thích!
Tất cả những nhu cầu đó, Cây Ba Miền đều có thể đáp ứng một cách tốt nhất. Chúng tôi có đủ các loại cây từ con giống cao 40 – 100cm đến cây cỡ nhỡ cao 2 – 3m, cây trưởng thành cao 5 – 7m,… khách hàng được tha hồ lựa chọn.
Không chỉ cung cấp cây trồng chất lượng mà Cây Ba Miền còn có đầy đủ các dịch vụ như: thiết kế cảnh quan sân vườn – khuôn viên xanh, dịch vụ trồng cây – chăm sóc định kỳ, dịch vụ di dời cây,… đảm bảo phục vụ từ A-Z.
Đến với Nhà vườn Cây Ba Miền quý khách còn được tham khảo và mua nhiều loại cây trồng công trình đô thị, cây ăn quả, cây có sắc hoa đẹp, cây trồng viền, trồng hàng rào,…. Điển hình là những cái tên như: Cây Sake, cây khế, cây vú sữa,….
Để được tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ số HOTLINE 0961 486 620 (Mr. Phúc), chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ 24/7.
Tìm hiểu đặc điểm của cây Chay
Với nhiều người ở vùng nông thôn, loại cây này đã quá quen thuộc nhưng với nhiều người cái tên này vẫn còn khá lạ lẫm. Cây Ba Miền sẽ mô tả chi tiết hơn về hình thái để bạn dễ dàng nhận biết khi gặp nó. Ngoài ra còn có những đặc tính về sinh trưởng của cây.
Đặc điểm hình thái
Thân cây
Chay là loại cây thân gỗ sống lâu năm, chiều cao của một cây lâu năm có thể đạt từ 10 – 15m. Riêng cây Chay trồng đô thị, chay bonsai sẽ có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều.
Vỏ cây có màu xám, bề mặt khá nhẵn. Búp và cành non có lông màu hung nâu, khi già sẽ chuyển sang màu nâu sẫm.
Lá cây
Lá Chay có hình bầu dục, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông nhung ngắn. Lá cây Chay mọc so le, chiều dài từ 7 – 15cm, chiều rộng trung bình khoảng 5cm. Cây có tán lá rộng, độ che phủ lớn, tạo thành chiếc ô tự nhiên che mát khoảng không gian khá rộng lớn.
Hoa Chay
Hoa thường ra vào tháng 3 – 4 hàng năm. Trên cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực thường mọc ở kẽ lá, hình thuôn dài, hơi cong, xuống có lông. Hoa đực có lá bắc hình khiên, bao hoa hình bầu dục và có nhị hình chóp.
Cụm hoa cái có hình bầu dục, cuống có lông mềm và u lồi. Bao hoa cái có hình ống, bầu có vòi lộ ra bên ngoài.
Quả Chay
Loại quả phức, hình bầu dục, khi non có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng, vỏ mềm và được bao phủ bởi một lớp lông nhung. Quả Chay ăn được, ruột bên trong có màu hồng, vị chua nhẹ, có hương thơm đặc trưng. Quả thường chín vào khoảng tháng 7 – 9.
Bên trong mỗi quả sẽ chứa nhiều hạt to như hạt xoan, nhiều nhựa dính.
Rễ cây
Giống cây đặc hữu này còn được gọi bằng cái tên dân dã là Chay ăn trầu. Bởi vì vỏ và rễ của cây được dùng để các cụ nhai trầu. Rễ cây Chay ăn trầu có thịt vỏ mềm màu nâu hồng, ruột màu trắng, vị chát pha một chút ngọt.
> Khám phá: Đặc điểm của cây Hồng Xiêm
Đặc điểm sinh trưởng
Đây vốn là cây mọc hoang dại, sau đó nhờ tập tục ăn trầu bằng vỏ và rễ của chúng mà cây được nhân giống, gieo trồng rộng rãi hơn.
- Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh
- Cây ưa sáng, ưa ẩm, thích hợp với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới.
- Phát triển mạnh khi trồng trên các loại đất có tầng sâu dày, nhiều mùn và thoát nước tốt như đất feralit, đất sung tích.
- Nên trồng cây ở những nơi có diện tích rộng, thoáng đãng để cây có thể phát triển tầng tán.
Cây Chay có mấy loại?
Dựa vào “thành phẩm” cuối cùng là quả người ta chia loài cây này làm hai loại là chay ruột vàng (chay xanh) và cây chay ruột đỏ (hay còn gọi là chay tím). Khi chín ruột quả sẽ cho màu khác nhau, một loại là màu hồng đỏ và một loại là màu vàng.
> Tìm hiểu thêm: Đặc điểm và tác dụng của cây Tai Chua
Chay Bắc Bộ có tác dụng gì?
Trước khi trồng một loại cây nào đó, chúng ta thường xác định rõ ràng mục đích trồng của mình là gì. Có thể trồng làm cây bóng mát, kiến tạo cảnh quan xanh đô thị hoặc khai thác lấy gỗ, cây để ăn quả, thu hoạch vỏ và rễ,…. Hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu chi tiết hơn về giá trị của cây Chay trước khi bạn quyết định có trồng nó hay không.
Tạo cảnh quanh xanh đẹp và trong lành
Bản chân của loài cây này là cây thân gỗ lớn, tán lá dày và rộng, xanh tươi quanh năm nên rất phù hợp để làm cây xanh cảnh quan. Hiện nay, nó được đưa vào trong nhiều hạng mục thiết kế sân vườn biệt thự, nhà ở hay thiết kế khuôn viên của các khu sinh thái, khu đô thị, resort, khu công nghiệp, công viên, trồng vỉa hè hay ven đường phố, đường quốc lộ,….
Chưa kể, chay là loại cây đã gắn bó bao đời với người Việt, mang giá trị văn hóa đậm chất Việt. Nhiều người trồng cây chay bonsai trong chậu để làm cảnh, cải thiện thẩm mỹ cho không gian. Đồng thời cũng là cây phong thủy truyền tải những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Ngoài việc mang đến màu xanh tươi mát nó còn có tác dụng điều hòa không khí, lọc bụi và các chất độc hại trong không khí, mang tới cảm giác trong lành hơn cho không gian sống của chúng ta. Chính vì vậy, đây là một trong những đề cử tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm cây trồng khu công nghiệp chất lượng.
Quả Chay và ẩm thực dân dã của người Việt
Giống như tác dụng của quả sấu xanh quả Chay cũng được dùng để chế biến những món ăn dân dã cực kỳ ngon như: cá kho chay, cua đồng kho quả chay, canh cá chua nấu chay,…. Những món ăn ngon đậm chất thôn quê vừa có tác dụng giải nhiệt vừa tạo nên một phần ký ức không thể nào quên cho những người con vùng Trung Du. Sau này dù có đi đâu cũng sẽ nhớ mãi hương vị chua chua, thanh dịu ấy.
Tác dụng trong y học
Chay ăn trầu là cây dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Quả, vỏ và rễ đều là những thành phần trong cách bài thuốc quý. Trong y học hiện đại, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xây dựng nhiều công trình nghiên cứu và thử nghiệm về những tác dụng của cây Chay Bắc Bộ trong điều trị và chữa bệnh.
Các báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng, có 4 hoạt chất cực hiếm xuất hiện trong các bộ phận của loài cây này, gồm: Maesopsin, Alphitonin, Kaempferol, Artonkin. Đây là những hoạt chất có tác dụng gây ức chế miễn dịch và chống viêm cực tốt. Đặc biệt, chúng chủ ức chế các miễn dịch gây bệnh, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến miễn dịch có lợi cho cơ thể.
Trong y học hiện đại, Chay được ứng dụng để chữa bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống, điều trị thần kinh tọa, nhược cơ,….
Khai thác gỗ làm đồ dùng
Theo bảng phân loại nhóm gỗ của Việt Nam, gỗ Chay Bắc Bộ xếp vào nhóm 8 – nhóm gỗ nhẹ, cùng với các loại như bồ kết, bông bạc, hồ hòn, cây bồ đề,…. Gỗ được khai thác để làm đồ nội thất, đồ dùng gia đình và các món đồ thủ công,…. Tính thẩm mỹ của gỗ được đánh giá cao, tuy nhiên về chất lượng không thể sánh được với các loại cây gỗ quý như cây Cẩm Lai, cây Kim Giao, cây Dầu Rái,….
Trồng cây Chay có ý nghĩa gì?
Dù không có bất cứ tài liệu nào nghiên cứu về ý nghĩa phong thủy của loại cây này, nhưng người xưa vẫn tin rằng, loài cây này mang đến may mắn và tài lộc cho chủ nhân. Hình dáng cây cao lớn, tán lá sum suê, xanh tốt tượng trưng cho sự thịnh vượng, bền vững, mang ý nghĩa bảo vệ, luôn che chở cho gia đình, thu hút sinh khí và nguồn năng lượng tích cực.
Với ý nghĩa tốt đẹp như vậy, chúng ta có nên trồng cây Chay phong thủy trước nhà hay không? Một số quan điểm khuyên rằng, không nên trồng cây công trình này trước hay trong nhà. Bởi đây là loài cây cao lớn, sẽ ngăn trở các nguồn sinh khí tốt vào nhà, dễ trở thành nơi trú ẩn của các dòng khí xấu, tiêu cực.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm ngược lại cho rằng, Chay Bắc Bộ có tán lá xanh tươi tỏa ra bóng mát, giúp khuếch xạ nhiệt để ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn.
Thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể trồng cây công trình này trước nhà, ngay cổ chính hay không gian sân vườn. Vị trí trồng chỉ cần hợp lý, không cản trở việc đi lại hay các hoạt động khác, không quá um tùm là được. Đồng thời phải đảm bảo tính an toàn cao.
> Xem ngay: Ý nghĩa của cây Lựu phong thủy
Cây chay có giá bao nhiêu tiền?
Sở hữu nhiều tác dụng tuyệt vời trong cả đời sống và y học, nhưng giá cây giống Chay ăn trầu lại khá rẻ. Chỉ từ 20.000đ – 50.000đ bạn đã có thể mua một cây giống chất lượng.
Tuy nhiên, báo giá sẽ thay đổi theo sự trưởng thành của cây. Độ tuổi và kích thước cây càng lớn giá sẽ càng cao. Giá bán Chay Bắc Bộ lâu năm, dáng cổ thụ, dáng đẹp – độc – lạ có thể lên đến vài triệu, vài chục triệu và thậm chí cả trăm triệu đồng/cây.
Ngoài ra, nguồn gốc cây giống cũng sẽ ảnh hưởng đến báo giá. Hiện nay, những cây phân bổ ngoài tự nhiên hoặc được rao bán ở Lào Cai, Bắc Kạn, Lai Châu,… sẽ có giá đắt hơn so với những cây chay ở Hà Giang, Hà Nam, Bắc Giang, Hải Dương và một số tỉnh miền Trung. Điều này xuất phát từ nguyên nhân khác biệt về kích thước, hình dáng, năm tuổi của cây.
Mời quý vị tham khảo bảng giá dưới đây:
STT | KÍCH THƯỚC | ĐƠN VỊ TÍNH | ĐƠN GIÁ (VNĐ) | |
Đường kính gốc | Chiều cao | |||
1 | 1 – 5cm | 1 – 2.5m | Cây | 150.000 – 550.000 |
2 | 5 – 10cm | 2.5 – 4m | Cây | 550.000 – 2.500.000 |
3 | 10 – 15cm | 4 – 7m | Cây | 2.500.000 – 7.000.000 |
4 | 15 – 20cm | 7 – 8m | Cây | 7.000.000 – 12.000.000 |
5 | 20 – 25cm | 7 – 9m | Cây | 12.000.000 – 25.000.000 |
6 | 30 – 35cm | 7 – 10m | Cây | LIÊN HỆ |
(*) Ghi Chú: Báo giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá thực có thể thấp hoặc cao hơn tùy từng thời điểm, số lượng cây bạn mua và địa điểm bạn muốn trồng.
Liên hệ ngay hotline 0961 486 620 (Mr Phúc) hoặc 0363 463 666 (Mr Hùng) hoặc nhắn tin qua website, zalo, facebook,… nêu rõ yêu cầu để nhân viên hỗ trợ tư vấn và cung cấp báo giá trong thời gian sớm nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm báo giá của nhiều loại cây xanh bóng mát đặc trưng của miền Bắc như thế này. Chẳng hạn như: Giá cây vối công trình, cây Dổi, cây hoa Ban Tây Bắc, cây Mận Bắc, cây Tai Chua,…. với đủ mọi kích thước từ nhỏ đến lớn.
Kỹ thuật trồng cây Chay đơn giản
Chay Ăn Trầu là loại cây vô cùng quen thuộc ở Việt Nam nên việc nhân giống và trồng cây không có gì khó cả. Chỉ cần làm đúng kỹ thuật là bạn đã có được vườn cây xanh tốt, cho nhiều trái.
Cách nhân giống cây con
Việc tạo cây giống không có gì phức tạp cả, chúng ta có thể dễ dàng thực hiện bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành hoặc ghép cành. Được sử dụng phổ biến nhất vẫn là phương pháp giâm và chiết cành vì chúng dễ thực hiện, tỉ lệ thành công cao, cây giống có chất lượng tốt, chỉ trồng khoảng 2 năm đã cho hoa.
Phương pháp gieo hạt cũng dễ thực hiện nhưng tỷ lệ thành công thấp hơn, cây sẽ lâu ra hoa hơn. Cách nhân giống này chủ yếu chỉ có những vườn ươm, nhà vườn lớn thực hiện, để nhân giống số lượng lớn, hàng loạt.
Cây Ba Miền sẽ hướng dẫn cụ thể các nhân giống cây con bằng chiết và giâm cành.
Phương pháp giâm cành
- Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, khả năng sinh trưởng tốt. Chọn cành bánh tẻ, to bằng đốt ngón tay cái là được.
- Cắt cành thành các đoạn dài 20 – 30 cm, có nhiều mầm ngủ. Cắt vát phần gốc cành rồi ngâm vào thuốc kích rễ.
- Cắm cành giâm vào bầu nilon hoặc luống đất đã chuẩn bị trước. Cách thực hiện rất dễ đúng không và bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.
Phương pháp chiết cành
Các bước thực hiện sẽ phức tạp hơn một chút so với phương pháp giâm cành, nhưng cũng không hề khó:
- Bước 1: Chọn cành chiết có nhiều nhánh, điểm chiết sẽ cách ngọn càng khoảng 30 – 40cm.
- Bước 2: Khoanh tròn 2 điểm cách nhau khoảng 7 – 8cm, loại bỏ phần vỏ, cạo sạch lớp vỏ bên trong đến khi lộ ra phần thân gỗ trắng bên trong là được.
- Bước 3: Nhỏ thuốc kích rễ vào phần khoanh đã cạo vỏ.
- Bước 4: Trộn bầu đất gồm cát ẩm, đất phù sa ngọt (phù sa sông) thành hỗn hợp dẻo, bó vào phần vỏ khoanh.
- Bước 5: Bó bầu bằng nilon, quấn và buộc chặt 2 đầu. Chỉ sau khoảng 2 tuần cành chiết sẽ ra rễ, sau khoảng 1 tháng có thể cắt đem trồng.
> Bài viết tương tự: Cách chiết cây chanh ta – một loại cây gia vị quen thuộc với người Việt bao đời nay
Thời vụ và mật độ trồng
Cây Chay có ưu điểm là có thể trồng quanh năm, nhưng trồng vào đầu mùa mưa là tuyệt vời nhất. Nếu trồng cây vào mùa hè nắng nóng mọi người chú ý việc tưới nước và che chắn cho cây trong thời gian đầu mới trồng.
Về mật độ trồng, khoảng cách giữa các cây từ 5 – 7m, đảm bảo đủ không gian để Chay phát triển, tạo cành tán tốt khi trưởng thành.
Tiến hành làm đất và đào hố
Làm sạch thực địa, dọn hết cỏ dại và gạch đá sau đó đào hố. Tùy theo loại cây Chay bạn trồng là cây giống nhỏ hay cây trưởng thành, cây dâm ủ,… mà kích thước hố trồng sẽ khác nhau. Thông thường, kích thước hố sẽ lớn hơn bầu đất từ 15 – 35cm, tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất.
Ngoài việc đào hố, chúng ta sẽ tiến hành bón lót phân chuồng ủ hoai (phân trâu hoặc bò). Nếu không có phân chuồng có thể thay bằng phân hữu cơ vi sinh. Có thể thêm chút vôi bột để khử trùng, thêm xơ dừa để tăng độ tơi xốp và khả năng thoát nước.
> Tìm hiểu thêm: Cách trồng và chăm sóc cây Sung Mỹ
Tiến hành trồng cây
Chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn để trồng cây. Các bước được tiến hành như sau:
Bóc túi bầu bằng nilon một cách nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu. Hiện nay, nhiều nhà vườn sử dụng túi bầu có khả năng tự tiêu, chỉ cần rạch nhẹ cho túi rách ra là được, không cần bóc hẳn ra.
Đặt bầu cây vào chính giữa hố, chỉnh cho cây đứng thẳng và lấp đất đều xung quanh. Vừa lấp vừa dùng tay nén chặt, nếu trồng cây to có thể dùng chân dẫm (nhưng không cần quá mạnh). Đất lấp ngang mặt bầu hoặc cao hơn một chút, khoảng 3 – 5cm.
Sau khi trồng sẽ tưới đẫm nước cấp ẩm ngay cho cây. Đồng thời, cắm thêm cọc chống để giữ cây đứng thẳng, không bị nghiêng ngả, long gốc khi có gió lớn.
Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây Chay
Chay Bắc Bộ là cây thuộc nhóm dễ trồng, dễ chăm sóc và rất ít khi bị sâu bệnh. Cho nên, kỹ thuật chăm sóc không đòi hỏi gì nhiều.
Chăm sóc định kỳ
Trồng bất cứ loại cây xanh công trình hay cây ăn quả nào chúng ta đều phải quan tâm đến chu kỳ sinh trưởng và khả năng phát triển của chúng. Các công việc chăm sóc định kỳ như tưới nước, bón phân, cắt tỉ, dọn cỏ,… chắc chắn không thể thiếu. Với cây Chay ăn trầu bạn cần nhớ những điều kiện sau:
Nhu cầu nước tưới
Đây vốn là cây ưa ẩm, nhu cầu nước tưới khá cao, đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết nắng nóng. Khi mới trồng, tưới 2 lần/ngày. Sau khoảng 1 tháng có thể giảm lượng tưới, 3 – 4 lần/tuần là đủ.
Chay trưởng thành 5 – 7 ngày tưới 1 lần hoặc lâu hơn. Bởi Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa trung bình năm lớn, chỉ cần nước tự nhiên thôi cũng đủ. Riêng giai đoạn cây sắp ra hoa và đang ra quả nhu cầu nước cao, cần bổ sung thêm nước.
Vào mùa mưa, người trồng cần xới xáo đất thường xuyên, có biện pháp thoát nước nhanh sau mỗi trận mưa rào.
Phòng trừ cỏ dại
Cỏ dại, dây leo mọc xung quanh sẽ tranh giành chất dinh dưỡng của cây. Để phòng trừ mọi người có thể phủ gốc bằng cỏ khô, rác hoặc phân xanh,… để hạn chế sự mọc lên của các loại cây dại. Sau mỗi trận mưa to phải xới phá ngay.
Mỗi năm, làm cỏ định kỳ 2 – 3 lần. Thông thường sẽ là vụ Xuân (tháng 1 – 2) và vụ Thu (tháng 8 – 9). Ngoài dọn cỏ, nên kết hợp thêm việc xới xáo toàn bộ diện tích một lần/vụ. Hoặc chỉ cần xới xung quanh gốc, đường kính từ 80 – 100cm.
Kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình
Cắt tỉa và tạo hình là bước quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến giá trị thẩm mỹ của cây. Đặc biệt là những ai trồng cây bonsai thì công việc này càng không thể bỏ qua.
Bấm tỉa giai đoạn Chay còn nhỏ, chúng ta sẽ tập trung để cây phân cành trước. Bấm ngọn để cây tạo cành cấp 1 và cấp 2. Chỉ giữ lại 2 – 3 cành đẹp, khỏe mạnh. Việc uốn và tạo hình phải tùy thuộc vào đặc điểm của cây, sở thích của chủ nhân và điều kiện tự nhiên thực tế nữa.
Cách bón phân
Loại phân bón chủ yếu của giống cây này là phân chuồng hoặc phân hữu cơ. Nhưng nếu thấy cây Chay có dấu hiệu bị vàng lá, rụng lá hoặc khô ngọn thì bổ sung phân NPK hoặc Urê để đảm bảo dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
> Hướng dẫn cụ thể: Cách chăm sóc cây Quất Hồng Bì
Phòng trừ sâu bệnh cho cây Chay
Vốn là loài bản địa của Việt Nam, nên cây có sức sống tốt, ít khi bị sâu bệnh hại. Nhưng điều đó không có nghĩa là cây không bị sâu bệnh hại tấn công. Những loại bệnh thường gặp là sâu đục quả và thối rễ.
Người trồng phải kiểm tra sức khỏe cây thường xuyên, phát hiện dấu hiệu sâu bệnh phải chăm sóc đặc biệt và có biện pháp xử lý kịp thời. Sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như:
- Sâu đục quả: Brightin 1.8EC, Cyperan 5EC, Dipel 3,2WP, Biocin 16WP, Vi BT 32000 WP, Hopsan 75ND,…
- Bệnh thối rễ: Cần nhanh chóng xới xáo đất, phun một trong các loại thuốc trừ sâu như: Antracol 70WP, Aliette 800WG, Alpine 80WP, Alumni 800WG,… phun thuốc trực tiếp vào gốc cây bị bệnh. Đồng thời bón thêm phân bón lá giàu vi lượng, phân lân để cây nhanh chóng phục hồi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về giống Chay Bắc Bộ. Nếu bạn có nhu cầu trồng và muốn tìm nơi bán cây Chay công trình đẹp tại Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai,… hãy liên hệ ngay với Cây Ba Miền theo SĐT: 0961 486 620 (Mr. Phúc) để được mua cây trồng chất lượng với giá thành tốt nhất.
Chúc Quý vị nhiều sức khỏe, hạnh phúc, an khang, thành đạt!
Chịu trách nhiệm nội dung: PHẠM HÙNG
Phuc ha –
Để lại báo giá cho mình cây này nhé