Lưỡi hổ là một loại cây phong thủy được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng trong trang trí nội thất, cảnh quan với mong muốn mang đến nhiều may mắn và tài lộc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về loại cây này nhé!
1. Giới thiệu chung về cây lưỡi hổ
- Tên thường gọi: Cây lưỡi hổ, hổ vĩ mép vàng
- Tên khoa học: Sansevieria trifasciata
- Họ thực vật: Họ măng tây
- Nguồn gốc xuất xứ: Vùng nhiệt đới Tây Phi
2. Đặc điểm cây lưỡi hổ
2.1. Đặc điểm hình thái
Cây lưỡi hổ là loại cây không có thân, chỉ có lá mọc thành bụi thẳng đứng từ gốc lên, mỗi bụi từ 5 – 6 lá. Lá cây hình mũi giáo, nhọn ở đỉnh, chiều dài trung bình mỗi lá từ 30 – 80cm. Nhìn ngoài, lá cây có màu xanh lục đậm, khá dày và cứng cáp. Mép lá nguyên, viền vàng, bóng đẹp.
Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có hoa màu trắng nhạt, gồm 6 cánh mềm và thuôn dài. Tuy nhiên bạn sẽ rất hiếm khi bắt gặp cây nở hoa
2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Lưỡi hổ là loại cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, thích nghi với khí hậu nước ta. Vì là một loại cây có nguồn gốc từ châu Phi nên cây có khả năng chịu nắng nóng và khô hạn rất tốt nhờ khả năng tích nước ở lá. Tuy vậy mà cây vẫn ưa môi trường bóng râm và bóng bán phần.
Đây cũng là một loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, thích nghi với mọi loại đất trồng, đặc biệt là đất có tính kiềm. Nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách cây và giâm lá.
> Chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp của cây cỏ Lan Chi và tham khảo cách trồng, chăm sóc từ các chuyên gia
3. Các loại cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ thái
Đặc điểm của cây lưỡi hổ thái là lá màu xanh đậm, viền bóng vàng, có dạng hẹp, nhọn ở hai đầu. Bề mặt lá ít sọc, hoặc gần như không có, chiều rộng từ 3 – 5cm, dài 25 – 45cm. Cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường đất và thủy sinh
Lưỡi hổ xanh
Lưỡi hổ xanh (hay còn gọi là lưỡi hổ thường) có lá màu xanh đậm, viền vàng bóng. Đây là loại cây có bộ lá đẹp với nhiều sọc, chiều dài lá từ 30 – 80cm, thích nghi với môi trường nắng nóng và bóng râm
Lưỡi hổ vàng
Đây là loại cây có màu sắc khá đặc biệt so với các loại lưỡi hổ khác. Lá cây màu xanh nhạt, viền vàng chiếm ½ diện tích của lá. Lá cây khá ngắn, chỉ từ 15 – 25cm, thường được sử dụng làm cây mini để bàn làm việc
Lưỡi hổ vàng lửa
Đây là loại cây lúc non mặt ngoài sẽ có màu xanh sẫm, mặt trong vàng đồng. Khi trưởng thành, lá biến đổi liên tục từ vàng đồng sang xanh sẫm
Lưỡi hổ trắng
Lưỡi hổ trắng (hay còn gọi là lưỡi hổ bạch kim) là loại cây có màu sắc lá hoàn toàn khác biệt so với các loại còn lại khi toàn thân lá đều màu trắng. Chiều dài tối đa của một lá là từ 30 – 40cm. Loại cây này chính là sản phẩm lại tạo của các nhà nghiên cứu nhằm tạo ra đa dạng giống cây, đáp ứng nhu cầu của thị trường
Lưỡi hổ trụ
Lưỡi hổ trụ là loại cây có hình dáng lá khá thú vị. Lá hình trụ, nhọn ở đỉnh và lớn ở gốc, chiều dài trung bình mỗi lá từ 25 – 80cm. Một vài năm trở lại đây, lưỡi hổ trụ đang có xu hướng được nhiều người ưa chuộng
Lưỡi hổ vằn
Lưỡi hổ vằn (hay còn gọi là lưỡi hổ đốm đen, lưỡi hổ mèo) có lá màu xanh bạc, xen kẽ các đốm xanh đen. Lá không có viền vàng, kích thước từ 20 – 80cm, gồm hai loại thân cao và thân lùn. Tuy nhiên hai loại này đều có màu sắc khá giống nhau
4. Công dụng của cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là loại cây có màu sắc lá đẹp, lại dễ trồng và chăm sóc, ưa bóng râm nên được sử dụng chủ yếu trong trang trí nội thất, cảnh quan sân vườn. Cây thường được trồng vào chậu sứ trưng bày trong phòng khách, ban công, phòng làm việc hay dùng làm cây cảnh trang trí quán cà phê. Ngoài ra, nó còn sử dụng làm cây trồng viền trong các cơ quan, nhà hàng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort sang trọng
Ngoài ra cây còn được trồng trong các chậu mini nhỏ để trên bàn làm việc, cửa sổ,…Không chỉ giúp làm đẹp cho không gian xung quanh mà cây lưỡi hổ còn giúp thanh lọc, điều hòa không khí cho căn phòng, tạo nên một môi trường sống xanh, lành mạnh và đậm chất hiện đại
5. Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Không chỉ là loại cây trang trí nội thất, cảnh quan, cây lưỡi hổ còn là một loại cây mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Cây có lá hình mũi giáo, mọc thẳng đứng và hướng lên trên thể hiện sự thẳng thắn, hiên ngang, quyết đoán.
Người ta tin rằng, trồng cây lưỡi hổ trong nhà sẽ tượng trưng cho sức mạnh, xua đuổi được tà ma, các luồng khí xấu, đem đến vượng khí cho ngôi nhà
Vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ trong nhà là hướng Đông hoặc Đông Nam. Cây phù hợp với những người mệnh Kim. Gia chủ mệnh Kim trồng cây lưỡi hổ trong nhà sẽ luôn gặp may mắn và tài lộc trong công việc cũng như cuộc sống, sự nghiệp thăng tiến.
> Không thể bỏ lỡ nội dung bài viết về: Ý nghĩa cây xương rồng – một loại cây phong thủy dành cho những người mệnh Kim
6. Hướng dẫn trồng cây lưỡi hổ trong nhà
Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều cây lưỡi hổ đã được trồng sẵn trong chậu. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tự trồng cây để tiết kiệm chi phí cũng như có ý nghĩa hơn rất nhiều. Tương tự như cách trồng cây sò huyết, thài lài tía,… dưới đây là 2 phương pháp nhân giống và trồng cây lưỡi hổ mang lại hiệu quả cao nhất.
Trồng cây bằng cách tách cây
Cây lưỡi hổ phát triển rất nhanh, chỉ sau vài tháng trồng là cây phát triển ra rất nhiều nhánh con. Ta tận dụng những lúc thay chậu, thay đất để cắt tỉa các cây già và đồng thời tách các cây con ra trồng vào chậu mới
Trồng cây bằng cách giâm lá
Để giâm lá, bạn cần phải lựa chọn các lá non khỏe mạnh, viền lá vàng tươi, không sâu bệnh. Tiến hành cắt ngang sát gốc thành các đoạn dài 5cm rồi vùi lá vào đất. Không nên giâm lá quá sâu, chỉ khoảng ½ độ sâu của đất rồi tưới nước ngay sau khi trồng
7. Kỹ thuật chăm sóc cây lưỡi hổ
Đất trồng
Cây lưỡi hổ có thể sống tốt trong nhiều môi trường đất khác nhau, từ đất thịt đến đất pha cát, đất sỏi và đặc biệt đất có tính kiềm
Nước tưới
Cây lưỡi hổ chịu hạn khá tốt, nhu cầu nước không cao. Tuy nhiên vào mùa hè bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây từ 1 – 2 lần/tuần, chỉ nên tưới giữ ẩm đất, không nên tưới quá nhiều vì cây rất dễ bị ngập úng
Ánh sáng
Nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng như hành lang, ban công, giếng trời,…Nếu trồng cây trong phòng, mỗi tuần bạn nên cho cây ra ngoài phơi nắng từ 3 – 4 tiếng để cây hấp thụ ánh sáng, thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây
Nhiệt độ, độ ẩm
Cây lưỡi hổ rất thích nghi với khí hậu ấm áp, nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng và phát triển là từ 18 – 30 độ C. Khi nhiệt độ dưới 10 độ C, cây sẽ phát triển chậm và tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến chết cây. Cây phù hợp với độ ẩm trung bình, độ ẩm quá cao cây cũng sẽ chết
Thay chậu
Tiến hành thay chậu và tách cây khi rễ cây phát triển nhiều, đồng thời loại bỏ các lá già, lá sâu bệnh để cây phát triển bình thường.
Bón phân
Bón cho cây loại phân giàu potasse mỗi tháng 1 lần vào khoảng thời gian từ xuân sang hè, cần tránh bón phân cho cây vào mùa lạnh
> Mua cây Lan Lúa (hay còn gọi cây Lan Rẻ Quạt) – cây trồng viền có là hình mác đẹp, xanh mướt quanh năm, dễ trồng và chăm sóc
8. Một số bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ và cách phòng ngừa
Cây lưỡi hổ có sức sống mạnh mẽ, tuy nhiên trong quá trình phát triển cây thường gặp các hiện tượng sau:
- Thối gốc, đốm nâu trên lá: Đây là dấu hiệu cho thấy cây đang dư nước
- Lá bị nhạt màu: Do thiếu ánh sáng, cần để cây ra ngoài hấp thụ ánh sáng mặt trời một thời gian
- Ngọn lá khô, xuất hiện các mảng nâu rải rác: Do ánh nắng quá gắt chiếu vào, cần để cây vào bóng râm
- Lá mềm, thâm đen: Do nhiệt độ quá thấp, cần di chuyển chỗ trồng cây vào nơi có nhiệt độ cao hơn
- Lá con quá mềm: Đây là dấu hiệu cho thấy bạn bón quá nhiều phân, cần giảm lượng phân bón cho cây trong một thời gian
Đó là một vài thông tin về Cây lưỡi hổ mà Cây Ba Miền mang đến cho bạn, hy vọng phần nào đó đã giúp bạn có thêm kiến thức về loại cây này
Bạn quan tâm sản phẩm, xin hãy để lại số điện hoặc email để nhân viên tư vấn kỹ hơn về sản phẩm. Ngoài ra, Công Ty TNHH Cây Ba Miền còn cung cấp nhiều sản phẩm cây công trình, cây bóng mát, cây ăn quả chất lượng cao, bạn có thể tham khảo qua caybamien.vn nhé. Chúc các bạn thành công!
Hotline: 0823666620
Chịu trách nhiệm nội dung: PHẠM HÙNG