Chuối thiên điểu là loại cây thường xanh được ứng dụng nhiều trong việc thiết kế cảnh quan sân vườn, trang trí nội thất, ngoại thất tại các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, văn phòng hành chính, cơ quan. Không chỉ vậy, cây chuối thiên điểu còn mang một ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt. Hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu chi tiết về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chuối thiên điểu là cây gì?
- Tên thường gọi: Chuối thiên điểu, chuối mỏ két, chim thiên đường
- Tên khoa học: Strelitzia Reginae
- Họ thực vật: Họ chuối rẻ quạt
- Nguồn gốc: Các nước miền Nam châu Phi và châu Mỹ nhiệt đới

2. Đặc điểm của cây chuối thiên điểu
2.1. Đặc điểm hình thái
Thân, rễ
Chuối thiên điểu là loại cây thân thảo, chiều cao trung bình từ 1,5 – 2m. Thân cây to, thẳng, vỏ thân trắng, mọc đối nhau thành hai hàng. Rễ cây là rễ chùm, xếp thành từng cụm, giúp cây dễ dàng hút được các chất dinh dưỡng có trong đất
Lá cây
Lá cây hình bầu dục hoặc hình trứng, chiều dài trung bình mỗi lá từ 25 – 70cm, phiến lá rộng 10 – 30cm. Cuống lá dài, có thể lên đến 2m, thường tạo với nhau thành các tán hình quạt trông rất lạ mắt
Hoa chuối thiên điểu
Hoa chuối thiên điểu có lẽ là bộ phận nổi bật nhất trên cây. Hoa thường mọc trên các tán lá, bao gồm ba lá đài màu cam rực rỡ, ba cánh hoa màu lam ánh tía, tràng hoa màu lam sẫm và nhụy trắng. Hai trong ba cánh của hoa tạo thành tuyến mật hình mũi tên, các bao hoa vuông góc với thân tạo thành hình giống chú chim thiên điểu. Đây cũng là một chỗ đậu vững chắc cho các loài côn trùng hút mật, thụ phấn cho cây. Cây thường nở hoa vào mùa xuân

2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Chuối thiên điểu là loại cây thân thảo có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Cây ưa sáng nhưng lại không thể chịu được ánh nắng quá gắt từ mặt trời, thích hợp khi trồng ở những nơi đất ẩm và có độ thông thoáng gió. Ngoài ra chuối thiên điểu cũng không ưa rét và không chịu được sương muối.
Loại cây này cũng rất dễ trồng và chăm sóc, chúng có thể sống ở nhiều loại đất khác nhau. Nhân giống cây chủ yếu bằng phương pháp tách bụi
3. Ứng dụng của cây chuối thiên điểu
Với màu hoa đẹp và hình dáng lạ mắt, chuối thiên điểu chủ yếu được trồng làm cây ngoại thất, ứng dụng nhiều trong việc thiết kế cảnh quan sân vườn biệt thự, trồng làm cây trang trí , cây trồng viền trong các khuôn viên trường học, bệnh viện, khu đô thị, cơ quan công sở,…Ngoài ra, cây còn được trồng trong các chậu nhỏ đặt trong phòng khách, nơi làm việc, tạo nên một không gian nhiều màu sắc và vô cùng độc đáo
Không chỉ vậy, những bông hoa thiên điểu còn có mặt trong cả các sự kiện lớn nhỏ, chúng thường được cắt thành cành trang trí vào những lọ thủy tinh vô cùng sang trọng. Bạn cũng có thể áp dụng để trang trí cho căn phòng khách nhà mình thêm lung linh và độc đáo nhé

4. Ý nghĩa phong thủy của cây chuối thiên điểu
Thiên điểu là một loại chim thiên đường bay khắp nơi, yêu thích sự tự do, dù có bay cao bay xa đến đâu thì vẫn mãi ở bên nhau. Vì vậy chuối thiên điểu là loại cây tượng trưng cho một tình yêu bay bổng, sự sẻ chia, gắn kết giữa hai người, mãi bên nhau không xa rời.
Ngoài ra cây còn tượng trưng cho sự vững chắc, thành công trong cuộc sống. Người ta trồng cây chuối thiên điểu trong nhà với mong muốn tình duyên luôn tốt đẹp, vợ chồng hòa thuận, gia đình yên ấm, hạnh phúc.

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối thiên điểu
5.1. Kỹ thuật trồng cây chuối thiên điểu
Đất trồng
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì bạn nên lựa chọn những loại đất thịt tơi xốp và nhiều mùn hoặc bạn có thể sử dụng những loại đất pha sẵn như: nitrat, đất trộn với phân chuồng đã hoai mục hoặc tro trấu
Trồng cây chuối thiên điểu bằng phương pháp gieo hạt
- Thời gian gieo hạt: Giữa tháng 2 – 3
- Ngâm hạt giống vào nước ấm theo tỉ lệ 2 nước sôi : 3 nước lạnh trong vòng 6 – 8 giờ
- Vớt hạt ra rồi đem ủ, duy trì độ ẩm 70 – 80%, nhiệt độ 25 – 30°C
- Sau 15 ngày ủ, hạt nảy mầm, cây đã có 2 lá thì có thể đem trồng ở đất đã chuẩn bị trước với khoảng cách giữa các cây với nhau là 15cm
Trồng cây chuối thiên điểu bằng phương pháp tách bụi
- Thời gian trồng: Mùa xuân hoặc mùa thu
- Chọn những cây mẹ đã có trên 6 lá để tách bụi sau đó ngâm trong dung dịch kích rễ khoảng 1 giờ rồi sau đó đem trồng

5.2. Kỹ thuật chăm sóc cây chuối thiên điểu
Tưới nước
Cây ưa nước, vào mùa khô cần chú ý tưới nước để giữa ẩm cho cây, mùa mưa phải giảm lượng nước tưới, cần chú ý những chỗ ngập trũng, khó thoát nước
Ánh sáng
Cây ưa sáng nhưng không chịu được ánh sáng quá gắt, thích hợp trồng trong môi trường bóng bán phần. Tốt nhất bạn nên lựa chọn những nơi trồng cây thoáng gió, không nên có quá nhiều ánh nắng mặt trời
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng là từ 20 – 33°C
Cắt tỉa cành lá
Cắt tỉa, loại bỏ những lá héo, lá có dấu hiệu sâu bệnh để tạo độ thông thoáng cho cây, tránh ảnh hưởng đến những lá bên cạnh đồng thời cũng để cây tập trung nuôi những đợt hoa mới
Dinh dưỡng
Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, bạn cần tiến hành tưới phân NPK pha loãng cho cây. Khi cây bắt đầu cho ra hoa khoảng 2 tuần bạn nên bón 2 – 3 lần photphat canxi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế để bón thêm cho cây
Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên quan sát, phát hiện kịp thời những loại sâu bệnh từ đó có biện pháp phòng trừ phù hợp để quá trình phát triển của cây diễn ra bình thường

Trên đây là một vài thông tin về cây chuối thiên điểu mà Cây Ba Miền mang đến cho bạn, hy vọng phần nào đó đã giúp bạn có thêm kiến thức về loại cây này. Nếu bạn đang tìm một loại cây trồng ở viền, trồng bồn hoặc trang trí cho khu vườn xinh đẹp nhà mình thì cây chuối thiên điểu là một trong những lựa chọn vô cùng thích hợp.
Bạn quan tâm sản phẩm, xin hãy để lại số điện hoặc email để nhân viên tư vấn kỹ hơn về sản phẩm. Ngoài ra, Công Ty TNHH Cây Ba Miền còn cung cấp nhiều sản phẩm cây công trình, cây bóng mát, cây ăn quả chất lượng cao, bạn có thể tham khảo qua caybamien.vn nhé. Chúc các bạn thành công!
Hotline: 0823666620

Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.