Cùng với cây bồ đề, sala, cây vàng anh cũng được coi là loài cây đặc trưng của Đạo Phật, mang ý nghĩa tôn giáo đăc biệt, được trồng nhiều trong các đình chùa, đền miếu. Bên cạnh đó, vàng anh còn là cây công trình được trồng phổ biến trên các con đường, dãy phố, các khu đô thị, khu dân cư,…. Để tìm hiểu chi tiết hơn đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc của loài cây này hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cây Ba Miền không chỉ mang đến cho bạn nguồn thông tin tham khảo hữu ích mà còn cung cấp cây hoa vàng anh chất lượng, đa dạng kích thước với giá thành cạnh tranh tốt nhất thị trường.
1. Giới thiệu chung về cây vàng anh
- Tên thường gọi: vàng anh, Mép mé, vàng anh lá lớn
- Tên khoa học: Saraca Dives
- Họ: Đậu (Fabaceae)
- Nguồn gốc: Ấn Độ và Malaysia
- Phân bố tại Việt Nam: Cây được trồng ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam.

2. Đặc điểm của cây vàng anh
2.1. Đặc điểm hình thái
Thân, cành
Vàng anh là loại cây thân gỗ cỡ nhỏ với chiều cao trung bình từ 5 – 20m, đường kính thân lên tới 25 – 30cm. Quan sát từ xa có thể thấy cây có dáng tán hình tròn, vỏ thân cây nâu xám với nhiều cành nhánh mọc ra từ thân. Khi non thì cành cây có màu hơi tía sau đó chuyển xanh và chuyển dần sang nâu sẫm lúc về già.

Lá cây
Lá cây vàng anh thuộc loại lá kép hình lông chim, mọc đối xứng nhau trên các cành nhỏ, mỗi cành gồm 5 – 6 cặp lá chét. Các lá chét có hình trứng dài, nhọn ở phần đầu và tù lệch ở phần cuống gồm 8 – 10 cặp gân phụ nổi rõ trên mặt lá. Các lá lúc còn non sẽ có màu tía và thường rủ xuống rồi chuyển dần sang xanh đậm.

Hoa và quả cây vàng anh
Cây công trình này có sắc hoa vô cùng nổi bật, màu vàng ngả cam khá độc đáo, điểm thêm những chấm nhụy đỏ ở giữa. Hoa của cây là loại lưỡng tính hoặc đơn tính cùng gốc với các cánh đài tiêu biến. Hoa thường nở vào tháng 4 – 5 và cho ra những quả hình đậu dẹt vào tháng 7 – 10 hằng năm.
> Xem thêm: Cây công trình có hoa màu cam đẹp và rực rỡ – Cây Sò Đo Cam (hay còn gọi là chuông đỏ).
2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Vàng anh là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa sáng và có thể phát triển được ở những nơi có bóng bán phần. Ngoài ra cây cũng khá ưa ẩm, chúng thường phân bố nhiều ở các khu rừng thưa lẫn rừng rậm, ven các bờ sông suối dọc thung lũng độ cao từ 200 – 1000m. Cây có thể nhân giống bằng phương pháp ươm cây con giống từ hạt
3. Những công dụng của cây vàng anh
Với những ưu điểm về hình dáng như tán tròn, màu hoa đẹp và lá thường xanh quanh năm, vàng anh lá lớn hiện nay luôn nằm trong những cây xanh đô thị trồng trên các vỉa hè, dọc lối đi đường phố, công viên, các khu đô thị, khu dân cư,…. Chúng được trồng chủ yếu để lấy bóng mát, đồng thời góp phần tạo nên vẻ đẹp cho lối sống đô thị. Tán lá lớn có khả năng lọc bụi, mang tới không gian trong lành, tươi mát cho những ngày hè oi bức.

Gỗ vàng anh thuộc vào nhóm 4, thường dùng để sản xuất ra các đồ dùng thông thường như đồ gia dụng hàng ngày như: bàn ghế, giường tủ, bàn ăn, kệ trang trí, đồ decor bằng gỗ,….
Không những thế, cây vàng anh còn có tác dụng trong dược liệu. Vỏ cây được dùng làm rượu thuốc uống, có tác dụng điều trị phong thấp. Bên cạnh đó, vàng anh còn được sử dụng trong bài thuốc điều kinh rất hiệu quả.
4. Ý nghĩa đặc biệt của cây hoa vàng anh
Cây vàng anh là một trong những cây trồng ý nghĩa đối với đạo Phật. Trong tiếng Phạn, cây có nghĩa là Ashoka (Không phiền muộn), người ta còn gọi là cây Vô Ưu. Theo lịch sử quá trình hình thành của Phật Giáo, loài cây này được nhắc đến rất nhiều. Cây Vô Ưu được trồng rất nhiều trong vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni. Đây chính là nơi Hoàng hậu Maya sinh ra Thái tử Tất Đạt Đa – chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người lập ra đạo Phật sau này.

Theo phong tục cổ của người Ấn Độ, hoàng hậu Maya phải xa giá về quê ngoại để sinh con. Khi đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni đã ra lệnh dừng lại, vào lâm viên nghỉ ngơi, ngoạn cảnh. Đây đúng là thời điểm cây Vô Ưu nở rộ, hương thơm ngạt ngào, người đưa tay vin cành hoa xuống. Đúng lúc này hoàng hậu trở dạ sinh ra Thái tử Tất Đạt Đa.
Đến ngày nay, cây vàng anh được trồng rất nhiều để làm cảnh, đặc biệt là trong các ngôi chùa, đình làng, đền miếu, khu lăng mộ hay nhà thờ họ,… để mang đến sự thanh tịnh, bình yêu cho không gian.
Trong phong thủy, ý nghĩa cây hoa vàng anh là sự bình yên và ổn định. Trồng cây trong khuôn viên sẽ giúp gia chủ có được sự hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
5. Kỹ thuật trồng cây vàng anh
5.1. Nhân giống cây hoa vàng anh
Tại các vườn ươm, người ta sử dụng phương pháp giâm cành hoặc gieo bằng hạt để tạo cây vàng anh giống. Cách làm cũng khá đơn giản, Cây Ba Miền sẽ hướng dẫn bạn từng cách một.
- Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt: Sẽ ngâm hạt vào nước ấm khoảng 6 – 8 tiếng trước khi ươm. Sau khi vớt hạt ra sẽ đặt vào bầu, phủ một lớp đất mỏng, tưới đẫm nước và làm giàn che cẩn thận. Trong quá trình hạt nảy mầm phải chú ý cung cấp đủ nước và chú ý sâu bệnh. Khi cây non được khoảng 3 – 4 lá có thể đem trồng ở vườn ươm rộng hơn.
- Nhân giống bằng giâm cành: Cách giâm cây vàng anh cũng tương tự các loại cây khác, chọn những cành bánh tẻ, không sâu bệnh, cắt đoạn 15cm, vát gốc cành 45 độ rồi nhúng vào dung dịch kích rễ. Cuối cùng là cắm vào bầu đất đã chuẩn bị, dưới nước và che chắn cẩn thận.

5.2. Làm đất trồng
Cây có thể sống ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên vẫn nên ưu tiên lựa chọn những loại đất thịt tơi xốp đủ ẩm và đảm bảo điều kiện thoát nước tốt. Đào hố có kích thước lớn hơn bầu cây khoảng 20cm. Trộn đều vào đất tro trấu, phân chuồng đã hoai mục và phân NPK để tăng thêm dinh dưỡng cho cây.
5.3. Quy trình trồng
Rạch bỏ vỏ bầu một cách nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu cây. Đặt cây vào giữa hố và giữ cho nó đứng thẳng, tiến hành lấp đất xung quanh bầu. Nên vun đất cao hơn mặt tầm 3 – 5cm, để khi tưới nước không bị ứ nước vào gốc. Dựng cọc chống để buộc cây. Tưới nước ngay sau khi hoàn thành trồng.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây vàng anh hiệu quả
6.1. Tưới nước
Vàng anh là cây công trình nhỏ nên lượng nước tưới cho cây không cần phải nhiều. Bạn chỉ cần tưới đều đặn 3 – 4 lần/tuần vào mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều tối trong giai đoạn mới trồng. Vào mùa mưa thì bạn có thể giảm số lần tưới để tránh tình trạng ngập úng ở cây.
6.2. Ánh sáng
Cây vàng anh thích hợp trồng trong môi trường ánh sáng mạnh, biên độ ánh sáng lớn. Tuy nhiên cây vẫn có thể sinh trưởng trong môi trường bóng bán phần. Nhiệt độ lý tưởng nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đó là từ 18-30 độ C.

6.3. Tỉa cành và bón phân
Cắt tỉa, loại bỏ những cành khô, cành vượt, tạo tán cho cây, vặt bỏ những lá úa, lá sâu bệnh. Thường xuyên dọn dẹp cỏ xung quanh gốc cây hoặc có thể phủ gốc cây bằng cỏ khô hoặc cây phân xanh.
Khi cây được ít nhất 30 ngày thì chuẩn bị bón phân cho cây. Chỉ cần dùng một lượng nhỏ hòa với nước để bón. Mẫu năm định kỳ bón phân cho cây từ 2 – 3 lần, bón thúc vào đầu mùa mưa để cây hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

6.4. Các loại sâu bệnh thường gặp trên cây vàng anh và cách phòng trừ
Tùy vào điều kiện trồng, vàng anh có thể bị một số loại sâu bệnh như rệp, nấm và sâu đục thân,… Trong quá trình chăm sóc bạn cần lưu ý, thường xuyên quan sát để kịp thời phát hiện sâu bệnh và điều trị ngay.
Trị nấm: Biện pháp tốt nhất vẫn là dùng thuốc bảo vệ thực vật. Bạn có thể phun các loại thuốc sau: Antracol 70WP, Score 250EC, Saizole 5SC, Nấm đối kháng Trichoderma – Bacillus, Chế phẩm sinh học EM-HLC,…
Trị rệp: Quan sát vườn cây vàng anh cảnh thường xuyên, nếu thấy có rệp thì bắt giết ngay. Nếu nhiều thì cắt bỏ nhánh cây có rệp, đem ra xa và đốt. Sau đó dùng thuốc để phun ngay: Sherpa 10EC, Bi 58 40EC, Supracide 40ND, Suprathion 40ND, Applaud-Bas 27BTN, Applaud-Mipc 25BTN, DC- Tron Plus 98,8 EC…. Liều lượng và cách sử dụng thuốc có in sẵn trên vỏ bao bì.
Trị sâu đục thân: Để phòng bệnh, mỗi năm bạn nên quét vôi bột cho thân cây 2 lần. Còn nếu cây đã bị sâu tấn gốc hãy sử dụng những loại thuốc sau để trị ngay: Chlorferan 240SC, Basudin 10H, Configent, Regent 5SC, Polytrin-P 440EC; Sherpa 25EC; Classico 480EC; Pyrinex 20EC, Cyperan 25EC,…

7. Giá bán cây vàng anh bao nhiêu?
Cây cảnh vàng anh không đắt, báo giá cây giống khá rẻ, chỉ vài chục nghìn đồng. Với những cây cao, đường kính lớn cũng chỉ vài trăm nghìn đồng, cây hoa vàng anh lâu năm, đường kính “khủng” cũng chỉ vài triệu,… rẻ hơn nhiều so với các loại cây hoa công trình khác. Bạn có thể tham khảo bảng báo giá mới nhất của Cây Ba Miền dưới đây:
STT | Chiều cao (m) | Đường kính (cm) | Giá bán (VNĐ) |
1 | 0,5m | – | 25.000 |
2 | 1m | – | 45.000 |
3 | 1,5m | – | 75.000 |
4 | 2 – 3m | 5cm | 250.000 |
5 | 3,5 | 8cm | 450.000 |
6 | 4 – 5m | 10cm | 850.000 |
7 | 5 – 6m | 15cm | 1.800.000 |
8 | 6m | 20cm | 3.500.000 |
9 | 6m trở lên | 25cm | LIÊN HỆ |
* Lưu ý: Báo giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển và thi công trồng cây. Tùy từng thời điểm giá có thể lên hoặc xuống. Đặc biệt, mua cây với số lượng lớn sẽ có chiết khấu cao cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
8. Mua cây vàng anh lá lớn ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua cây cảnh công trình đa tác dụng – cây tâm linh này ở các nhà vườn uy tín. Cây Ba Miền là cái tên được đề cử hàng đầu với chất lượng, độ uy tín cao, dịch vụ trọn gói chuyên nghiệp, giá thành tốt và phạm vi phục vụ rộng khắp Việt Nam.
Cây vàng anh tại nhà vườn Cây Ba Miền có số lượng lớn, kích thước đa dạng. Bất kể bạn muốn mua cây giống vàng anh, cây trưởng thành đã cho hoa, cây lâu năm, cây hoa vàng anh cổ thụ,… chúng tôi đều sẽ đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất.


Như đã nói ở trên, phạm chi phục vụ của chúng tôi “phủ sóng” khắp từ Bắc vào Nam, từ đất liền ra đến hải đảo. Nếu bạn muốn mua cây hoa vàng anh đẹp, chất lượng ở Hà Nội, TP HCM hay Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đà Nẵng, Huế, Vũng Tàu,… vui lòng liên hệ số HOTLINE để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất, nhận báo giá cạnh tranh nhất.
Ngoài vàng anh Cây Ba Miền còn có hàng trăm loại cây công trình tuyệt vời, có ý nghĩa phong thủy như: cây sen đất, cây tùng tháp, tùng Đài Loan, cây tùng la hán, cây hoa đại,… Hãy gọi cho chúng tôi hoặc CHAT trực tiếp qua zalo, fanpage để được tư vấn nhiều hơn nữa.
Chúc bạn hạnh phúc, bình an, gặp nhiều may mắn, thành công!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.