CÂY CHANH TA

  • Giao hàng toàn quốc
  • Bảo hành uy tín
  • Chất lượng cao, giá tốt

Công ty TNHH Cây Ba Miền chuyên cung cấp sỉ Cây Xanh Công Trình, số lượng lớn, giao hàng toàn quốc.

Liên hệ 0961 486 620 để được tư vấn miễn phí.

Cây Ba Miền – Không gian sống xanh

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
phương thức thanh toán
Danh Mục: ,

Dường như trong tủ lạnh, chạn bếp của các gia đình người Việt Nam lúc nào cũng có vài quả chanh xanh căng mọng tròn trĩnh. Cây chanh ta có sự gắn bó không rời trong cuộc sống cũng như bữa cơm của người Việt. Ngoài vai trò làm thực phẩm, gia vị thì cây chanh còn được sử dụng như một vị thuốc dân gian và là giống cây mang lại lợi ích kinh tế không hề nhỏ. Vậy việc trồng và chăm sóc một cây chanh ta có khó khăn hay không? Mọi người hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

I. Nguồn gốc của cây chanh ta

  • Xuất xứ: Bắt nguồn từ Đông Nam Á, sau đó được lan truyền qua nhiều nước trên thế giới
  • Danh pháp khoa học: Citrus aurantifolia
  • Thuộc họ: Cửu Lý Hương – Cam Chanh Quýt (Rutaceae)
  • Tên Tiếng Anh, tiếng Pháp: Lime
  • Tên gọi khác: Chanh ta, chanh tứ quý – chanh bốn mùa, chanh sẻ, chanh giấy.

Cây chanh ta

Cây chanh ta

II. Đặc điểm của cây chanh ta

1. Đặc điểm hình thái

1.1. Thân cây

Thân cây chanh ta thuộc nhóm thân gỗ, dạng bụi, nhiều gai sắc nhọn, cành càng to thì gai có thể lên tới 5 cm. Cây phân chia thành nhiều cành nhiều nhánh từ gốc tới ngọn, chiều cao từ 80 cm đến 2,5 m, có một số cây có thể cao tới 4m 5m. Nhưng thông thường sẽ được người trồng cắt hãm trong vòng 3m để dễ dàng thu hoạch. 

1.2. Lá

Lá cây chanh ta là dạng lá đơn mọc so le, hình trứng hoặc trái xoan hơi nhọn dần về phía đuôi lá, mép lá có răng cưa nhưng rãnh nông, lá thường dài từ 2,5 cm tới 9 cm. Lá non thì mỏng và có màu xanh lá mạ. Còn lá già thì dày và cứng, màu xanh đậm. Vào mùa đông cây sẽ bị hiện tượng vàng lá sinh lý, và thường sẽ chỉ rụng lá già. 

Lá chanh hình trái xoan

Lá chanh hình trái xoan

1.3. Hoa chanh

Hoa chanh ta mọc đơn độc hoặc thành chùm từ 2 – 3 hoa, một bông hoa chanh có tầm 5 cánh và từ 20 đến 25 nhị xếp thành vòng tròn ở gốc cánh hoa. Trong tâm nhị thường có quả non đang dần hình thành. Hoa mọc ra ở các kẽ lá hoặc ngọn cành theo suốt chiều dài của cành cây. Hoa thường có màu trắng ngả sang vàng, gân màu tím. Mùa hè hoa màu trắng vàng – Mùa đông hoa màu phớt tím. Hoa nở suốt bốn mùa trong năm.

Hoa chanh nở suốt 4 mùa trong năm

Hoa chanh nở suốt 4 mùa trong năm

1.4. Quả chanh

Quả chanh có nhiều hình dạng khác nhau tùy vào giống chanh nhưng hầu hết là có dạng hình cầu. Ban đầu vỏ quả thường sần sùi khi quả phát triển càng to thì vỏ càng bóng và trơn láng. Khi quả chanh ta đã mọng mà không kịp thời thu hoạch thì vỏ sẽ chuyển dần sang màu vàng, càng chín thì độ vàng càng rực ngả sang cam. Bên trong quả chanh có từ 10 đến 12 múi chứa những tép chanh nhỏ mọng nước có vị chua mạnh và gắt. 

Quả chanh khi chín thì vỏ nhẵn

Quả chanh khi trưởng thành có vỏ nhẵn bóng

1.5. Hạt

Hạt chanh nằm trong các màng múi, có hình dạng elip hai đầu nhọn, vị đắng. Chanh càng lớn càng ít hạt,có từ 5 đến 8 hạt.

1.6. Rễ cây

Rễ chanh thuộc dạng rễ cọc nhưng là bộ rễ cám (phát triển ở độ sâu từ 0-50 cm) chỉ phát triển tốt ở đất xốp, đủ oxy. Rễ hút dinh dưỡng tập trung ở tầng đất 10-25 cm và phát triển mạnh ở thời kỳ 1-3 năm tuổi. Rễ chanh ăn nông, ít lông hút, hấp thụ kém. Các cây nhân giống bằng hạt có bộ rễ ăn sâu nhưng phân bố hẹp, ít rễ hút. Còn các cây chiết và cây giâm cành có bộ rễ ăn nông nhưng nhiều rễ hút, phân bố rộng. Vì đặc tính của bộ rễ mà không nên để đất khu vực trồng chanh bị ngập úng, sẽ khiến cây khó phát triển tốt.

2. Đặc điểm sinh trưởng 

Cây chanh ta là loại cây ưa sáng, thường phát triển ở các vùng đất thịt giàu dinh dưỡng, tơi xốp và đủ khí oxy, phù hợp với khá nhiều địa hình đặc biệt ở những nơi như ruộng cạn, đồi núi thấp.

Chanh là loài cây ưa sáng

Chanh là loài cây ưa sáng

– Là một loài cây có tuổi thọ cao, giai đoạn cây đem lại hiệu quả kinh tế có thể lên tới 10 năm. Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi cây sẽ gia tăng năng suất mạnh theo từng năm, đây là giai đoạn cần chăm sóc kỹ và tưới đủ nước cho cây.

– Tùy vào giai đoạn gieo trồng nhưng thường sẽ ra quả vào tầm tháng 5 tới tháng 9 trong năm. Quả sẽ chín trong khoảng 5-6 tháng tính từ khi hoa nở.

III. Phân loại cây chanh ta

Chanh ta được chia làm 4 loại:

1. Chanh Giấy (Citrus aurantifolia)

Là giống chanh được trồng lâu đời ở nước ta, cây nhiều gai, lá dày đặc vỏ mỏng ( 1- 1,2 mm), nhiều nước. Quả hình cầu, múi màu xanh nhạt mùi thơm, chua. Đường kính từ 3,5 đến 4 cm nặng bình quân 40 gr. Hoa thường mọc thành chùm, được trồng nhiều nhất ở các khu vực phù sa ven sông.

2. Chanh Núm (Citrus limonia)

Cây ít gai, trái to hình cầu vỏ sần ,tép màu vàng nhạt, nhiều nước. Đầu quả có núm ngắn. Vỏ có độ dày từ 1,5 – 1,8 mm, nặng từ 45- 50 gram. Hoa chanh núm có hai màu tím đậm và tím nhạt.

3. Chanh Không Hạt (Citrus latifolia)

Nhập từ mỹ, quả to vỏ mỏng rất thơm phát triển rất đồng đều. Khi cây trưởng thành gai sẽ thoái hóa nên giúp cho việc thu hoạch trở nên dễ dàng. Nặng từ 70 -100 gram, lá lớn gai nhỏ, năng suất cao từ năm thứ 4 trở đi có thể đạt 60 tấn/ha.

4. Chanh Thơm Indo

Quả tròn đẹp màu xanh đậm , quả tương đối nhỏ chỉ tầm 10 – 20 gram, vị chua. Sau khi trồng 12 tháng sẽ có thể thu hoạch.

IV. Công dụng của cây chanh ta

1. Trong lĩnh vực ẩm thực

Chanh có thể làm ra những loại cocktail ngon lành

Chanh có thể làm ra những loại cocktail ngon lành

+ Giá trị dinh dưỡng trong 100g nước chanh: 

Năng lượng: 23 – 30 calo

Cacbohydrat: 11g

Đường: 1.7g, Chất xơ thực phẩm: 3g

Chất béo: 0.2g

Chất đạm: 0.7g

Vitamin C: 29 mg (35%)… và vô số các khoáng chất, vitamin khác khiến bữa ăn chúng ta thêm đủ đầy về mọi mặt sắc, chất lẫn hương vị.

Cây chanh ta có vai trò không nhỏ trong nền ẩm thực của con người nói chung và Việt Nam nói riêng:

Chanh giữ vai trò không nhỏ trong chế biến ẩm thực

Chanh giữ vai trò không nhỏ trong chế biến ẩm thực

– Lá chanh có thể có thể dùng để chế biến ẩm thực, nấu trong các loại canh lẩu và làm gia vị dùng với các loại thịt như thịt gà, ốc, cá, canh chua,…

– Nước cốt chanh thì là thành phần không thể thiếu trong các món nước chấm, hay còn tạo ra những thứ thức uống quyến rũ nổi tiếng như: mocktail, cocktail, chanh đá giải nhiệt.

> Mua bán cây Me cổ thụ – Quả me có vị chua thường dùng để nấu ăn hay ngâm đường làm nước giải khát

2. Dùng trong y học

Hầu như các bộ phận của cây chanh đều có thể sử dụng để giải quyết rất nhiều vấn đề sức khỏe như:  

  • Rễ và vỏ chanh có tác dụng chữa tức ngực, ho, nôn, sốt, thanh lọc chất độc trong cơ thể. 
  • Lá chanh có thể dùng kèm với một số loại lá khác để tắm xông giải cảm. 
  • Hạt chanh có vị đắng, tính bình, có khả năng giảm đau. 
  • Vỏ thân cây có thể điều chế làm thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
  • Nước cốt chanh giàu vitamin C làm dịu thần kinh, giúp hạ huyết áp, phòng ngừa sỏi thận.
  • Tinh dầu chanh có thể khử mùi hôi khó chịu của cơ thể, ngăn ngừa xuất huyết dưới da, giảm các vết thâm do mụn trứng cá gây ra.

Chanh còn được dùng như một vị thuốc

Chanh còn được dùng như một vị thuốc

3. Mang lại giá trị kinh tế cao

Cây chanh ta là sản phẩm thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân và cả trong dây chuyền sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm. Cây có tuổi thọ cao nên sẽ đem lại giá trị kinh tế lâu dài có thể hỗ trợ đời sống người trồng cây

V. Phương pháp trồng và chăm sóc cây chanh ta

1. Phương pháp trồng

Cây chanh ta được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép cành, gieo hạt. Nhưng phương pháp gieo hạt hiện tại rất ít dùng, vì thời gian ra quả rất lâu (có khi lên tới 15 năm), thân cao nhiều gai không thuận tiện cho việc thu hoạch.

  • Chọn giống: Lựa chọn cây giống có phẩm chất tốt, không sâu bệnh. Cây cao từ 50 – 70 cm, lá xanh tốt, bộ rễ màu vàng hoặc trắng. Thân cây không bị tổn thương, trầy xước.
  • Thời vụ trồng: cây chanh ta có thể trồng được bốn mùa nhưng nếu có nhu cầu kinh doanh thì nên chọn giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8, vì vào cuối năm thời tiết lạnh sẽ khiến bộ rễ cây kém phát triển. Ngoài ra nếu có thể trồng vào mùa mưa cũng giúp cho đỡ công đoạn tưới nước giai đoạn đầu. Miền Bắc thường trồng vào vụ xuân và vụ thu. Miền Trung, Miền Nam thì có thể trồng vào mùa xuân hoặc cuối mùa khô đầu mùa mưa.
  • Mật độ trồng: Nếu trồng thuần canh và đất đồi núi thì khoảng 3m, còn đất ruộng bằng phẳng thì 4 tới 5 m. Vì đất ruộng ẩm hơn nên bộ rễ có thể phát triển nhanh và rộng hơn, tán thưa nên cần trồng thưa hơn. Còn nếu trồng xen canh với các cây hoa màu khác thì khoảng cách rộng thêm tầm 0,5m. Như vậy mật độ trồng thuần sẽ rơi vào khoảng 1500 cây/ha, trồng xen canh sẽ khoảng 800 cây/ha.

  • Làm đất và hố trồng
  • Đất nên là loại đất thịt tơi xốp có độ pH từ 5 – 8, trước khi trồng phải xử lý sạch sẽ cỏ dại rắc vôi bột xử lý mầm bệnh, xới đất, tạo rãnh thoát nước sâu 30 cm, rộng khoảng 50 cm. Nếu là vùng đất thấp thì cần đắp đê bao quanh và đắp mô cao 30 cm để tránh cây bị thối rễ, ngập úng vào mùa mưa. 
  • Đào hố trồng cây theo kích thước 30x30x30 cm đối với đất ruộng, đất đồi thì phải đào sâu 60 – 80 cm. Nếu trồng cây chanh ở đồi đất khô thì cần phải tưới cho ẩm đất trước khi trồng.
  • Bón Lót: trước khi trồng nên bón phân chuồng hoại mục tầm 20 – 30 kg, tro trấu, phân lân 0,5 kg, phân kali 0,1 kg nên bón và đào hố trước ít nhất 15 ngày tới 1 tháng.
  • Cách trồng: xé bầu đất đặt xuống hố trồng, vùi đất nhẹ nhàng ấn xung quanh gốc, không nên lấp đất quá cao chỉ phủ qua 2 đến 3 cm. Sau đó cắm cọc chéo chữ X và buộc cây vào, tránh để cây bị lay gốc sẽ làm chết cây. Phủ cỏ khô mùn rác che gốc rồi tưới nước ít nhất 1 lần/1 ngày và tùy theo điều kiện thời tiết ở khu vực đó. Cẩn thận quan sát trong 30 ngày đầu tiên sau khi trồng, luôn tưới tắm cây cẩn thận để cây phát bén rễ tốt hơn.

2. Chăm Sóc

  • Tưới nước: Luôn luôn tưới đủ nước cho cây chanh ta, nhất là vào mùa khô, giai đoạn trái đang lớn và sắp chín.
  • Cắt tỉa: Hạn chế cành vượt chiều cao cần thiết, loại bỏ những cây, cành có dấu hiệu cằn cỗi, sâu bệnh. Giúp các luống trồng thông thoáng, sẽ hỗ trợ khả năng quang hợp của cây, tăng sức mang trái vào giai đoạn đậu trái.

Cách chăm sóc cây chanh

  • Làm cỏ, xới gốc: Sau mỗi trận mưa to cần lưu ý làm cỏ. một năm ít nhất phải làm có 2 vụ xuân và thu. Xới toàn bộ đất 1 lần/1 vụ, 1 năm xới gốc 2 đến 3 lần.
  • Bón phân: Vào thời kỳ bón thúc nên thêm đất vào cây dày 2 – 3 cm sau đó kết hợp bón phân hữu cơ hoặc phân hóa học. Bón từ 4 -5 lần trong một năm. Bón phân phù hợp với tính chất đất hiện có và năng suất của cây sau mỗi vụ.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Luôn luôn theo dõi để tìm ra sâu bệnh để có thể xử lý kịp thời. Những sâu bệnh hại thường gặp:
  • Ghẻ quả (do nấm gây ra) dùng thuốc Carbenzim, Timan pha theo hướng dẫn.
  • Nhện trắng, nhện đỏ dùng Sulux và Komite hoặc Kamai pha theo hướng dẫn.
  • Rệp, bọ trĩ dùng Monifos, reagent pha theo chỉ dẫn.
  • Xì mủ gốc ,lấy Ridomil Gold pha đặc bôi vào cây nơi có mủ chảy ra, cho tới khi cây chảy nhựa trắng là khỏi bệnh
  • Thối rễ lấy nấm Alimet phun tưới vào gốc theo bán kính của tán cây.

Hy vọng sau bài viết chi tiết này, những người yêu thích trồng cây sẽ lựa chọn cây chanh ta đồng hành với khu vườn của mình, vì những lợi ích thiết thực của loài cây này mang đến. Hãy liên hệ ngay cho số hotline 0961 486 620 để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, ở Caybamien.vn còn có rất nhiều dòng cây ăn quả, cây bóng mát, cây công trình phù hợp với các nhu cầu của mọi người.

Đặc Điểm

Chịu Hạn, Ít Rụng Lá

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÂY CHANH TA”