Nhắc đến những loại trái cây đặc sản miền Bắc không thể nào thiếu quả mận. Cây Mận được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi Phía Bắc nước ta, không chỉ là cây ăn quả ngon, có giá trị kinh tế cao mà nó còn là cây cảnh đẹp, có thể cho bóng mát.
Nếu bạn từng đến Mộc Châu, Sapa hay Lạng Sơn vào mùa hoa mận nở rộ, chắc chắn sẽ bị choáng ngợp bởi cảnh sắc đẹp tựa tiên cảnh. Lấy cảnh núi non làm nền, những rừng hoa mận trắng xóa hiện nên vô cùng xinh đẹp, là “thiên đường sống ảo” được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Trải nghiệm mùa mận chín cũng là một trong những tour du lịch đắt khách của những nơi này.
Trước sự hấp dẫn của loại cây ăn quả này, nhiều người tìm mua cây hoa mận về trồng trong sân vườn, khuôn viên của các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu đô thị,…. Cho nên, thông tin về cách trồng, chăm sóc và cả địa chỉ bán cây mận hiện đang có nhu cầu tìm kiếm rất cao. Bài viết này, Cây Ba Miền sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản nhất giúp bạn mua được cây giống tốt, biết cách trồng và chăm sóc hiệu quả.
1. Thông tin cơ bản về cây mận
- Pháp danh khoa học: Prunus salicina
- Thuộc phân họ Mận mơ (Prunoideae) trong họ Hoa hồng (Rosaceae)
- Tên gọi: Mận bắc, mận Hà Nội, cây mận tím, mận hậu,…
- Nguồn gốc: Đây là loại cây rừng lá nhỏ có xuất xứ tại Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.
- Phân bố: Hiện nay, mận được trồng nhiều ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Mỹ, và Úc. Tại Việt Nam, cây trồng chủ yếu ở các miền Bắc, một số tỉnh như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La,… với nhiều chủng loại khác nhau.
2. Đặc điểm nổi bật của cây
2.1. Hình thái cây mận
Thân cành
Mận thuộc loại thân gỗ cỡ nhỡ, có chiều cao khoảng 10m. Cây có sức nảy chồi mạnh, chồi có màu nâu đỏ. Mỗi năm cây ra lộc non 2 – 3 lần, chủ yếu là vào vụ xuân hoặc vụ hè.
Cành mận có dáng mảnh dẻ, tán xòe rộng. Tùy theo giống mận mà phân cành theo chiều thẳng hoặc ngang. Chẳng hạn, cây mận Tam Hoa có phân tán hình cầu, còn mận Tả Van thường phân tán kiểu hình nấm,….
Lá mận bắc
Đặc điểm này có sự đồng bộ cao giữa các giống mận trồng ở miền Bắc nước ta. Lá có hình bầu dục, chiều dài từ 6 – 12cm, chiều rộng từ 2,5 – 5cm. Gân lá lộ rõ, mép lá hình răng cưa (độ rõ của răng cưa mép lạ sẽ tùy từng loại), đỉnh lá nhọn hoặc hơi tù.
Lá cây mận có màu sắc khá đa dạng từ xanh, xanh đậm, xanh nhạt đến màu đỏ hoặc đỏ tím. Từ tháng 10 – tháng 12 là thời điểm cây rụng lá để chuẩn bị ra hoa và nảy chồi.
Hoa mận
Sau khi cây rụng lá sẽ bắt đầu ra hoa, thời điểm hoa mận nở là từ tháng 12 – tháng 2 năm sau. Hoa cây mận có màu trắng là chủ đạo, nhìn xa khá giống với hoa của cây lê rừng. Ngoài ra tùy từng loại mà có thể pha thêm chút màu hồng, đỏ hoặc tím. Mùa hoa mận nở bạn sẽ chỉ thấy những cành cây khẳng khiu và những bông hoa trắng muốt. Tạo nên dấu ấn đặc trưng cho mùa xuân tại vùng núi phía Bắc
Hình dáng hoa mận khá nhỏ, tính theo chiều không gian của bông đường kính chỉ khoảng 5 – 25mm. Mỗi bông hoa có 5 cánh, nở đều về 4 phía, có từ 20 – 30 chỉ nhị, chiều dài chỉ nhị tương tương với chiều cao của cánh hoa, phần đài hoa bao bọc lấy bầu
Quả và hạt mận
Vụ quả chính của cây mận là tháng 5 – 6 hàng năm, nhưng từ tháng 3 – 4 những quả sớm đã được thu hoạch và bày bán. Quả mận khi còn non có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu tím, đỏ tươi hoặc vàng. Có giống mận hậu vẫn giữ nguyên màu xanh khi chín.
Quả mận khi chín bề mặt phủ một lớp phấn trắng bên ngoài. Đây là lớp phấn bảo vệ quả khỏi sự xâm nhiễm của vi khuẩn, nấm. Đồng thời nó cũng tránh cho quả hấp thụ quá nhiều nhiệt độ khi trời nắng nóng.
Quả tròn, có đường kính từ 3 – 6cm, phần thịt mềm có màu đỏ tươi, hồng hoặc vàng. Vị chua chua, ngọt ngọt là loại trái cây đặc sản của mùa hè miền Bắc. Có thể ăn tươi, làm nước siro, làm bánh, ô mai mận,…. Mỗi quả có 1 hạt được bao bọc bởi lớp vỏ hóa gỗ khá cứng.
Nhân tiện đây Cây Ba Miền sẽ trả lời luôn câu hỏi mà rất nhiều khách hàng thắc mắc, cây mận trồng bao lâu thì có trái? Mận là loại cây ăn quả lâu năm, nhưng thời gian cho trái rất nhanh. Chỉ cần trồng từ 5 – 6 tháng là cây bắt đầu ra hoa và kết quả
2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Thời điểm mới trồng cây mận sinh trưởng và phát triển nhanh. Qua thời kỳ kiến thiết cơ bản, tốc độ sinh trưởng sẽ chậm hơn. Điều kiện sinh trưởng của cây:
Nhiệt độ
Cây thường được trồng ở nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân năm từ 22 – 24 độ C. Nhiệt độ tối đa là 35 độ C. Nếu vượt sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Mận chịu lạnh giỏi, nhiệt độ xuống đến 0 độ C cây vẫn chịu được.
Độ ẩm
Rễ cây mận ăn khá nông, nên độ ẩm của không khí cũng như đất trồng phải cao. Khu vực trồng có lượng mưa từ 1.600 – 1.700mm/năm là thích hợp nhất. Ở Sapa lượng mưa bình quân năm là 2.800mm, mận vẫn có thể phát triển tốt, và ra nhiều quả.
Ánh sáng
Mận ưa sáng vừa phải, nên ở những nơi có độ cao 2.000m so với mực nước biển vẫn có thể trồng loại cây ăn quả này.
Đất trồng
Các loại đất núi đồi đều có thể trồng cây mận: đất phù sa cổ, đất ven sông suối, đất feralit đỏ vàng, đất rừng mới khai hoang,…. Nhưng yêu cầu đất phải có độ sâu tối thiểu 1m, tơi xốp, giữ ẩm tốt nhưng cũng dễ thoát nước. Đất có độ pH 5,5 – 6,5 và độ mùn từ 2,5% trở nên là điều kiện tốt cho cây mận phát triển, ra nhiều quả.
> Xem thêm: Đặc điểm và cách trồng cây roi đỏ hay còn gọi là mận đỏ
3. Các giống mận ăn quả phổ biến hiện nay
Nói đến giống cây mận bắc hiện nay những cái tên được kể ra rất nhiều như: mận Tam Hoa, Tả Van, mận cơm, mận hậu, mận đá,…. Chúng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, cho giá trị kinh tế tốt.
3.1. Giống mận Tam Hoa
Loại mận này có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào nước ta từ những năm 1970. Bắc Hà (Lào Cai) và Mộc Châu (Sơn La) chính là 2 nơi được mệnh danh là “vương quốc” của cây mận Tam Hoa. Ngoài ra, nó còn được trồng ở một số tỉnh khác như Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang,…
Giống cây này cho năng suất quả cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu của các tỉnh miền núi phía Bắc. Cây mận này thường ra trái vào tháng 2 – 3 và chín vào khoảng tháng 4 – 5. Quả to, tròn, khi chín vỏ có màu tím sẫm, ruột quả cũng có màu tím khá đậm. Đây chính là loại mận được bán phổ biến nhất hiện nay.
3.2. Giống mận hậu
Nơi tập trung giống cây mận hậu chính là Sapa (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái). Giống quả này ngọt, quả to, chất lượng tốt, quả thường chín muộn, thời điểm thu hoạch tầm cuối tháng 6. Mận hậu được nhiều chị em yêu thích bởi vị chua chua, giòn rụm và có hương thơm rất đặc trưng.
Hiện nay giống mận hậu ruby Sơn La cũng rất nổi tiếng được trồng ở thung lũng Nà Ka – Mộc Châu. Loại này có giá trị kinh tế cao, hiện đang được xuất khẩu sang Singapore, Malaysia,…. Tuy nhiên, điều kiện trồng loại mận này khá khắt khe.
33. Giống mận cơm
Mận cơm hay còn gọi là cây mận rừng hoa đỏ. Giống cây này cho quả nhỏ hơn mận hậu, ít chua, ăn giòn, có thể vị hơn chan chát rất kích thích vị giác. Đây là loại quả ăn vặt khoái khẩu của chị em phụ nữ, đặc biệt là các bà bầu.
3.4. Giống mận Tả Van
Một loại mận đặc biệt được trồng ở cùng núi cao Bắc Hà, Si Ma Cai (Lào Cai), nơi trồng nhiều nhất là xã Tả Van Chư. Cây mận giống này rất kén chỗ trồng, yêu cầu độ cao trên 1500m so với mực nước biển. Đây chính là yếu tố tạo nên vị ngon ngọt, giòn rụm của mận Tả Van.
4. Ý nghĩa và công dụng của mận bắc
Đây chính là câu trả lời cho lý do bạn nên chọn cây mận để trồng sân vườn, khuôn viên, cảnh quan,…. Ngoài việc nó cung cấp cho bạn trái ngon thì còn cho bóng mát, làm đẹp cảnh quản và đặc biệt là mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành.
4.1. Cho quả ngon và giàu dinh dưỡng
Quả mận ăn rất ngon, là loại quả ăn chơi quen thuộc của người Việt vào mùa hè. Hơn thế nữa, nó còn rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin C, kali, chất xơ và loại đường tự nhiên tốt cho sức khỏe.
Các vitamin A, B và C có trong quả mận giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa, hiệu quả trong việc làm đẹp da và giữ dáng. Hàm lượng chất chống oxy hóa trong quả mận có thể ngăn ngừa ung thư. Điển hình như Beta-carotenes có thể phòng ngừa ung thư, ngăn chặn quá trình lão hóa. Hay Anthocyanins có thể ngừa tổn thương oxy hóa từ các gốc tự do.
4.2. Cây cảnh công trình đẹp
Cây mận dễ trồng, thích ứng tốt với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không cần chăm sóc quá nhiều. Hơn nữa, cây có tán rộng, hoa trắng tinh khiết có thể làm đẹp không gian sân vườn của các căn biệt thự, nhà vườn, dinh thự,… hay cảnh quan của các khu đô thị, resort, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp,… Đồng thời cũng cung cấp bóng râm mát tốt.
Vậy nên, ngày càng có nhiều người tìm mua cây giống mận để trồng trước nhà hoặc sau nhà để làm cảnh. Cây mận trồng chậu, mận bonsai đẹp cũng được rất nhiều người yêu thích.
4.3. Ý nghĩa phong thủy
Nhiều người xem mận là cây mang ý nghĩa phong thủy tốt, biểu tượng cho sự may mắn, gắn kết yêu thương trong gia đình. Đặc biệt, thời điểm mận ra hoa và nảy chồi vào đúng dịp năm mới, nên nó còn được xem là cây tượng trưng cho tài lộc, sự khởi đầu tốt lành.
> Một loại cây mang đậm nét riêng của núi rừng Tây Bắc: Cây Đào Rừng cổ thụ
5. Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận
5.1. Chi tiết cách trồng cây
Như đã nói ở trên, để trồng cây ăn trái này không khó. Tuy nhiên điều kiện sinh trưởng phải đáp ứng tốt các yếu tố mà Cây Ba Miền đã chia sẻ ở trên. Để trồng cây mận Hà Nội, chúng ta thực hiện như sau:
Nhân giống
Mận thường được nhân giống tạo cây con bằng phương pháp ghép cành hoặc ghép mắt là chủ yếu. Thời điểm ghép quanh năm, tránh các tháng mưa nhiều. Ngoài ra người ta còn thực hiện ghép cành bên vào khoảng tháng 4 – 5, ghép nêm vào tháng 12 – tháng 1.
Chúng ta cũng có thể nhân giống bằng hạt. Tuy nhiên vỏ hạt hóa gỗ khá cứng nên muốn ươm phải xử lý vỏ. Cùng với đó, tỷ lệ nảy mầm của hạt không cao, dưới 50%.
Để tiện trồng, không mất thời gian chờ đợi, hầu hết mọi người tìm mua cây giống mận bắc ở các vườn ươm uy tín.
> Hướng dẫn chi tiết từng bước nhân giống cây siro – loại cây ăn quả mới du nhập vào nước ta không lâu
Đào hố và bón lót
Tìm hiểu ở phần đặc điểm sinh trưởng chúng ta đã biết, mận có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất ven đồi, sông suối, khe núi.
Để trồng cây, chúng ta đào hố vuông kích thước lớn hơn size bầu từ 15 – 30cm. Để riêng phần đất mặt để trộn với phân lót xuống đáy hố.
Phân bón lót cho mỗi hố sẽ gồ: phân hữu cơ + supe lân + vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đã để riêng, rồi lót xuống đáy hố.
Thời điểm và mật độ trồng
Khoảng cách giữa các cây là từ 4 – 5m, mật độ hợp lý cho 1 ha là 500 – 625 cây. Thời điểm trồng thích hợp là vào vụ Xuân khoảng tháng 2 – 3.
Tiến hành trồng
Thời tiết đẹp thì đưa cây ra trồng, cũng giống cách trồng cây cherry, đầu tiên cần tháo bỏ túi bầu và đặt cây vào hốc. Lấp đất, nén chặt để giữ cây. Tưới ngay khoảng 10 – 15 lít/gốc, dùng rơm rạ hoặc cỏ khô phủ vào gốc để giữ ẩm.
Dùng cọc chống để buộc cây, giúp cây đứng vững, tránh bị lung lay, bật gốc. Sau khoảng 2 – 3 tháng khi cây mận đã bén rễ, lá đã hồi xanh và ra lá non có thể tháo cọc chống.
5.2. Cách chăm sóc cây mận ra nhiều quả
Loại cây này rất dễ chăm, nếu bạn đáp ứng tốt các điều kiện sinh trưởng, nó có thể phát triển tốt và nhanh cho trái. Nhưng muốn mận khỏe mạnh, ra nhiều trái bạn phải chú ý đến các điều kiện chăm sóc dưới đây:
Chế độ nước
Cây mận chịu hạn tốt, ưa nước trung bình nên không cần tưới quá nhiều. Nhưng bạn cũng không được để đất trồng quá khô sẽ khiến cây bị héo và chết. Cần bổ sung đầy đủ nước giai đoạn mới trồng, đặc biệt là mùa khô, tưới 1 lần/ngày. Khi cây phát triển ổn định có thể tưới 3 – 4 lần/tuần.
Tỉa cành
Thời gian đầu mới trồng bạn cần chú ý cắt tỉa cành để cây tạo tán. Mỗi cây mận chỉ cần 3 – 5 cành chính. Vị trí các cành này luôn tạo thành một góc so cho trung tâm của cây mở ra, phân bố đều, tạo hình phễu cho dễ chăm sóc.
Bón phân
Các bạn chú ý đến các thời điểm bón phân cho cây, chủ yếu là vào thời điểm tháng 3, tháng 7 và tháng 11.
- Tháng 3 là thời kỳ cây cần dinh dưỡng để nuôi cành xuân, hoa và quả. Lượng phân bón sẽ là 30kg phân chuồng ủ hoai + 600 – 650g urê + 150 – 250g Kali Clorua.
- Tháng 7 là thời điểm sau khi thu hoạch quả, cây mận cần dinh dưỡng để phục hồi. Chúng ta sẽ dùng hỗn hợp gồm 100 – 120g supe lân + 125 – 175g urê + 75 – 125g Kali Clorua để bón cho mỗi gốc.
- Tháng 11 là thời điểm trước khi cây ngủ đông. Bổ sung dinh dưỡng lúc này giúp tăng tuổi thọ cho cây, hạn chế lá rụng trước tuổi và phòng trừ sâu bệnh. Lượng phân bón cho mỗi cây sẽ là 100 – 120g phân lân supe, 125 – 175g urê + 75 – 125g Kali Clorua.
Về cách bón, chúng ta sẽ cuốc hố theo vòng tròn tán cây, sâu khoảng 10 – 20cm, rắc đều phân rồi lấp đất. Tưới nước ngay để phân nhanh ngấm sâu.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây mận
Là giống cây ăn trái thơm ngon nên mận cũng khó tránh khỏi bị một số sâu bệnh hại tấn công. Dưới đây là những loại sâu bệnh thường gặp và cách phòng trừ hiệu quả.
Rệp: Thường tấn công cây vào thời điểm cây rụng lá (cuối tháng 11 – tháng 12). Bạn có thể dùng thuốc Sherpa 0,2%, Trebon, Applaud để phòng trị, nồng độ phun theo hướng dẫn trên bao bì.
Sâu đục ngọn: Thời điểm cây ra lộc vào vụ Xuân và vụ Thu rất hay gặp. Có thể phun Padan hoặc Regent để tiêu diệt sâu.
Sâu đục thân: Chúng thường tấn công thân và cành cây, tạo những đường rãnh, lỗ sâu trong thân cây. Có thể dùng thuốc Trebon, Decis 0,1% tẩm vào bông rồi nhét vào lỗ sâu đục. Đồng thời hòa với nước để phun, diệt trừ sâu non.
Bệnh thủng lá: Khi phát hiện bệnh bạn nên đốn cành bị bệnh, tỉa cành để tạo độ thoáng, làm sạch các lá bệnh. Sau đó sử dụng thuốc Mancozeb 80%, Ridomil 35% để phun.
Bệnh phấn trắng: Đây là một loại nấm chuyên ký sinh trên mặt lá. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cây mận bị cháy lá. Để phòng trừ bạn nên đốn tỉa cành bị bệnh, sử dụng thuốc Score 250EC, Aliette 800WG, Nativo 750WG,… để phun.
Bệnh thối nâu: Do nấm Gloeosporium agaves gây ra. Nếu không phù trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng quả. Bệnh này khiến cây mận bị rụng quả non hoặc bị thối khi chín. Nên dùng các loại thuốc gốc đồng để phòng trừ Carbenzim, Rovral, Dithan-M, hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil),…. Tiến hàng phun ướt đẫm cành, ngọn cây.
Bệnh rỉ sắt: Bệnh này do một loại nấm ngủ đông gây ra, thường xuất hiện vào đầu mùa hè, khi tiết trời có độ ẩm cao. Biểu hiện của bệnh là những đốm màu nâu nhạt xuất hiện trên lá, khiến lá cây mận bị rụng. Có thể phòng trừ bằng cách phun thuốc trừ sâu Bordeaux 1%, Viben-C 50BTN, Anvil 5SC, Nicozol 25SC,…
> Nếu bạn muốn trồng cây ăn trái độc – lạ thì tại sao không chọn cây nho thân gỗ tứ quý
6. Giá cây giống mận bắc và địa chỉ vườn ươm uy tín nhất
Cây giống của các loại mận Bắc hiện nay được giao bán trên thị trường rất nhiều, mức giá cũng khá rẻ. Một cây con có chiều cao từ 40 – 70cm chỉ có giá 15.000 – 25.000 đồng/cây. Mận Mộc Châu Sơn La giống cây tốt cũng chỉ có giá 25.000 – 35.000 1 cây, chiều cao khoảng 50 – 60cm.
Mức giá chính xác sẽ tùy từng nhà ươm. Tuy nhiên, để trồng khuôn viên, sân vườn muốn lấy bóng mát, làm cảnh và cây cho quả luôn thì nhiều khách hàng chọn mua cây lâu năm, cây mận cổ thụ hoặc cây bonsai. Mức giá bán sẽ tùy vào độ tuổi, kích thước và hình dáng của cây.
Hãy đến với Cây Ba Miền để được mua cây mận với mức giá ưu đãi tốt nhất. Ngoài số lượng lớn cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, chúng tôi còn cung cấp cây mận công trình, kích thước lớn, trồng lâu năm, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.
Không chỉ có mận, tại caybamien.vn chúng tôi có danh sách dài các loại cây ăn quả ngon, cây đặc sản miền Bắc, miền Nam đều đủ cả. Ngoài ra còn có cây hoa công trình, cây bóng mát, cây trồng viền,… với kích thước, độ tuổi đa dạng, từ cây con cho đến cây đại thụ.
Đặc biệt hơn nữa, Công ty Cây Ba Miền cung cấp đầy đủ các dịch vụ về cây xanh như: trồng cây xanh, thiết kế sân vườn, dịch vụ trồng cỏ và chăm sóc cây xanh,…. Với phạm vi phục vụ trải rộng cả 63 tỉnh thành, bất kể bạn muốn mua cây mận hay bất cứ giống cây cảnh, cây công trình nào ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ,… chúng tôi đều phục vụ tận tình.
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không gọi ngay đến số HOTLINE 0961 486 620 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình hơn nữa.
Xin cảm ơn và chúc bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc và bình an!
Chịu trách nhiệm nội dung: PHẠM HÙNG