Cây Vạn Tuế – loài cây biểu tượng cho sự trường thọ và hạnh phúc. Đây là một trong top 5 cây mang ý nghĩa tâm linh và quyền lực nhất tại Việt Nam. Vậy, Vạn Tuế có dễ trồng không? Cách trồng và chăm sóc như thế nào? Quan trọng nhất là mua cây Vạn Tuế ở đâu giá tốt, chất lượng? Hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc xuất xứ của cây vạn tuế
- Tên khoa học: Cycas revoluta
- Tên thường gọi: Vạn Tuế, cây Chuối chịu lửa, cây Đuôi Phượng,…
- Họ Thực vật: Cycadaceae – Thiên Tuế
- họ Cycadaceae, bộ Cycadales, lớp Cycadopsida, ngành Cycadophyta
- Nguồn gốc: Từ đảo Ryukyu – miền Nam Nhật Bản
Mua cây Vạn Tuế ở đâu uy tín?
Giữa muôn vàn các đơn vị cung cấp, làm sao để lựa chọn được đơn vị đáng tin cây chính là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu? Nếu bạn đang có nhu cầu mua cây công trình, cây trang trí cảnh quan, cây bóng mát, trồng viền,… đến với Cây Ba Miền chính là sự lựa chọn sáng suốt.
Cây Ba Miền cũng là địa chỉ bán cây Vạn Tuế uy tín, chất lượng và giá thành cạnh tranh tốt nhất thị trường Việt Nam hiện nay. Cây được ươm trồng, nuôi dưỡng tại vườn, có sức sống dẻo dai, không sâu bệnh, phát triển tốt. Để đảm bảo hơn nhà vườn còn có chính sách bảo hành và đổi trả uy tín.
Hơn thế, nhà vườn chúng tôi mua bán cây Vạn Tuế cảnh với đa dạng kích thước và độ tuổi. Có đủ từ cây giống nhỏ đến những chậu Vạn Tuế 5 năm, 10 năm, 20 năm, 30 năm tuổi,… mang đến nhiều sự lựa chọn cho quý khách hàng. Hàng luôn có sẵn tại vườn, đảm bảo cung cấp số lượng lớn cho các công trình quy mô lớn nhỏ.
Đặc biệt, với phạm vi phục vụ trên toàn quốc, bất kể bạn muốn mua cây công trình này ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Đà Nẵng, Vũng Tàu hay TP. Hồ Chí Minh,… Cây Ba Miền đều có thể cung cấp đến bạn trong thời gian nhanh nhất.
Hãy liên hệ ngay tới số hotline 0961 486 620 (Mr Phúc) hoặc 0363 463 666 (Mr Hùng) để được tư vấn thêm về cách thức mua hàng, vận chuyển và cả các dịch vụ trồng cây của chúng tôi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mua cây tùng tháp giá rẻ, cây thiên tuế, cây bách xanh, thông mã vĩ, bàng đài loan,…. Chỉ cần nhắn tin qua zalo, fanpage sẽ có nhân viên tư vấn ngay lập tức!
Cây Vạn Tuế có giá bao nhiêu?
Giá bán của loại cây này trên thị trường hiện nay cực kỳ đa dạng. Sở dĩ có nhiều mức giá như vậy là do tuổi thọ và kích thước của cây quyết định. Hiển nhiên, cây càng lâu năm giá càng cao, giá cây Vạn Tuế 10 năm, 20 năm sẽ khác với cây 30 năm, 40 năm tuổi.
Bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây của Cây Ba Miền:
- Lộ thân cao 10 – 30cm giá 150.000 – 550.000 vnđ/cây
- Lộ thân cao 50 – 80cm giá từ 1.500.000 – 3.000.000 vnđ/cây
- Lộ thân cao 80 – 100cm giá từ 3.000.000 – 6.000.000 vnđ/cây
(*) Lưu ý: Những con số trên chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm nhất định. Tùy theo mùa vụ, vùng miền mà giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn.
Nếu bạn muốn có một báo giá chính xác hay báo giá cây Vạn Tuế cao 1m trở lên, hãy liên hệ trực tiếp với nhà vườn chúng tôi qua số hotline/zalo: 0961 486 620 (Mr Phúc) hoặc 0363 463 666 (Mr Hùng). Kèm theo còn có thông tin về tất cả các chi phí phụ như: vận chuyển, trồng cây, chăm sóc,…
Đối với báo giá của cây cảnh Vạn Tuế hay báo giá cây cảnh Mai Chiếu Thủy, tùng đài loan, sanh nam điền,… Caybamien.vn đều cam kết báo giá hợp lý, cạnh tranh tốt nhất, đem tới cho khách hàng nguồn tiếp cận cây trồng đẹp, chất lượng, giá tốt.
Đặc điểm của cây vạn tuế
Những điểm đặc trưng nhất của cây cảnh quý này sẽ được phô bày một cách trọn vẹn qua những mô tả chi tiết về hình thái và sinh thái dưới đây:
Đặc điểm hình dáng
Trước hết, hãy cùng chúng tôi khám phá những điều thú vị về ngoại hình của loài cây cảnh có sức sống cả trăm năm này.
Thân cây
Cây có thân hình trụ, xù xì, cao khoảng từ 2-4m và có thể phát triển lên 6-7m. Tuy nhiên, Vạn Tuế phát triển khá chậm và cần khoảng 50-100 năm để đạt được chiều cao này. Thân cây có đường kính khoảng 20cm hoặc có thể lớn hơn nếu phát triển tốt.
Thực chất, đây là loại thân giả được hình thành theo quá trình sinh trưởng của cành lá. Đặc điểm này khá giống với cây Dương Xỉ cổ đại (hay còn gọi là Dương Xỉ thân gỗ).
Lá cây
Lá vạn tuế mọc thành vòng, tập trung dày đặc ở đỉnh thân. Cuống lá thuôn dài giống như hình dáng lông chim. Một cành lá dài trung bình khoảng 50cm, bên trên có các lá nhỏ, thuôn về phía gốc và đỉnh, có gai ở đầu., vì vậy bạn nên cẩn thận khi đụng phải, nó có thể khiến bạn bị đau hoặc chảy máu.
Khi còn non lá có màu xanh nhạt sau đó sẽ đậm dần. Phiến lá khi phát triển sẽ nhẵn bóng, có tính thẩm mỹ cao.
> Tìm hiểu thêm: Đặc điểm, cách trồng và giá bán cây cọ dầu công trình
Hoa Vạn Tuế
Vạn Tuế là loại cây đơn tính nên quá trình ra hoa tự nhiên sẽ phải nhờ đến côn trùng như ong mật để thụ phấn. Hoa mọc trên đỉnh thân, có hai loại là:
- Hoa đực hẹp dài nhìn giống như một trái ngô lớn kích thước từ 25 – 28cm, rộng 4 – 5cm.
- Hoa cái thường lớn hơn, có lông màu hung hung vàng, mép chia thành nhiều dải hẹp giống như một ngọn hải đăng lớn lên trên ngọn cây vạn tuế.
Người xưa có câu: “Nghìn năm vạn tuế đơm hoa” để chỉ sự hiếm có vì quá trình để vạn tuế ra hoa rất lâu. Đa số các cây cho ra hoa là những cây lâu năm, tuy rất hiếm khi nở nhưng mỗi lần nở hoa lại rất bền màu và đẹp.
Quả Vạn Tuế có hình cầu, nhìn khá giống với quả cây cau cảnh, vỏ mềm, hạt bên trong cứng, có màu cam khá lạ mắt.
Đặc điểm sinh trưởng
Đây là loài cây ưa sáng, thích nơi có ánh nắng trực tiếp vì vậy, nó được trồng nhiều ở ngoài trời tại các vùng có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới ấm áp. Vạn tuế không chịu được rét, nếu trồng ở nơi có khí hậu lạnh thì người ta thường trồng trong nhà kính.
Cây phát triển tốt nhất trong đất cát hơi chua, thoát nước tốt nếu không rất dễ bị úng dẫn đến chết cây, đất cần tơi xốp và màu mỡ. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất từ 20-30 độ C.
Vạn tuế chịu hạn khá tốt trong ánh nắng hoặc ở ngoài trời. Nếu trồng trong nhà, bạn nên có đèn để cây có thể phát triển tốt hơn. Loài cây này sinh trưởng chậm, tuổi thọ cao nên được rất nhiều người yêu thích.
Cách phân biệt vạn tuế và cây thiên tuế
Với những đặc điểm trên, rất nhiều người nhầm 2 cây này với nhau. Nhưng thực tế, cây Vạn Tuế khác cây Thiên Tuế. Chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn một số điểm khác để có thể dễ dàng phân biệt chúng:
- Thân Thiên Tuế thường trơn, giống cây cau cảnh, không có gai nhọn, phần gốc phình ra và thu nhỏ về phía ngọn. Còn cây Vạn Tuế thân nhiều mắt, xù xì, to đều từ gốc đến ngọn.
- Lá Vạn Tuế hình kim, màu xanh nhẵn, mọc theo cuốn, tỷ lệ có gai nhọn ở đỉnh lá là rất ít. Còn lá Thiên Tuế mỏng, mềm và có màu xanh tươi hơn, mọc thưa hơn.
- Thiên Tuế có cây con mọc ra từ giữa thân. Cây con Vạn Tuế mọc từ gỗ và giữa thân giống như củ hành nhưng có màu nâu đem giâm trong đất ẩm là lên cây ngay.
Công dụng của cây Vạn Tuế
Không đơn giản mà Vạn Tuế luôn đứng trong top đầu những cây cảnh trang trí biệt thự, lâu đài, nhà hàng, khách sạn,… được yêu thích nhất. Lý do hàng đầu được đưa ra chính là những giá trị, lợi ích nó mang đến dù là hữu hình hay vô hình.
Cây cảnh đẹp, sang trọng
Tại Việt Nam, cây phân bố và được trồng nhiều ở Vườn Quốc Gia Cát Bà. Ta cũng có thể thấy nó được trồng rất nhiều ở Lăng Bác, thư viện Quốc Gia,…. Hiện nay Vạn Tuế còn trở thành cây trang trí công trình được yêu thích, xuất hiện nhiều ở các khu đô thị, sân vườn biệt thự, lâu đài, khu nghỉ dưỡng, quảng trường, nhà thờ họ, khu lăng mộ,…. Loại cây này đã đạt giải thưởng Công viên vườn của Hiệp hội làm vườn Hoàng Gia năm 2017.
Đúng như tên gọi, Vạn Tuế với sức sống mãnh liệt, tuổi thọ cực kỳ cao. Không chỉ trồng ngoài trời nó còn được trồng ở trong nhà. Cây trồng chậu đặt ở đại sảnh khách sạn, nhà hàng, văn phòng,…. Cây Vạn Tuế mini chiều cao 30 – 50cm được dùng để trang trí phòng khách, bàn làm việc, bàn họp, quầy lễ tân,….
Làm quà tặng
Bên cạnh công dụng trang trí nhà cửa, cây Vạn Tuế còn mang ý nghĩa tâm linh và phong thủy vô cùng sâu sắc. Chính vì vậy, nó thường được lựa chọn làm quà tặng nhân các dịp mừng thọ, khai trương, tân gia,…. Cũng là cây trồng được nhiều khách hàng lựa chọn để công đức vào chùa, đình, đền hay nhà thờ họ.
Dùng làm thuốc chữa bệnh
Theo một số nghiên cứu, hạt vạn tuế có chứa chất dầu và nhiều tinh bột có thể dùng làm thuốc, có tác dụng điều trị nhất định với chứng lỵ và cầm máu. Tuy nhiên, trong phần tinh bột có chứa hàm lượng độc tố nhỏ. Nếu bạn muốn sử dụng, cần hỏi kĩ các chuyên gia hoặc bác sĩ, sơ chế cẩn thận để đảm bảo an toàn.
Cây Vạn Tuế trong phong thủy phương Đông
Trong quan niệm của người Việt, Vạn Tuế là cây cảnh trồng trước nhà đẹp, sang trọng và có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Hãy cùng Cây Ba Miền khám phá từng lớp ý nghĩa và cách ứng dụng nó trong phong thủy như thế nào nha!
Ý nghĩa phong thủy
Theo quan niệm của người Phương Đông, cây vạn tuế biểu trưng cho sự thành đạt, kiên trì vượt khó. Trồng cây trong nhà có ý nghĩa mang lại sự bình yên, hiền hòa và bền vững trong sự nghiệp.
Ngoài ra, loại cây này cũng đẹp xem là biểu tượng cho sự trường thọ. Nhiều người thường tặng nó trong các dịp lễ mừng thọ, hàm ý mong muốn người nhận món quà này sẽ được “bách niên giai lão”. Đó là lý do vì sau trong bộ Tam Đa, Vạn Tuế tượng trưng cho chữ “Thọ”, còn ý nghĩa cây Sung cảnh tượng trưng cho chữ “Phúc” và Lộc Vừng là chữ “Lộc”
Trồng cây Vạn Tuế mini trong nhà giúp cân bằng âm tường, trấn trạch nhà cửa, xua đuổi tà khí, vận xấu. Từ đó đem đến cho gia chủ cuộc sống bình an, hạnh phúc, tài lộc dồi dào, công danh thăng tiến.
Có nên trồng cây Vạn Tuế trước nhà không? Theo các chuyên gia phong thủy, bạn trồng cây trước nhà, trước cửa cơ quan, trong khuôn viên sân vườn,… đều được. Nên trồng cây ở hướng Tây hoặc hướng Bắc, chăm sóc cẩn thận để cây sinh trưởng tốt, luôn xanh tươi như vậy gia chủ sẽ luôn gặp may mắn, tài lộc.
Nói đến cây cảnh có tuổi thọ cao, chứa đựng những ý nghĩa đặc biệt về phương diện phong thủy bạn có thể chọn cây cây Sanh Nam Điền phong thủy, Tùng La Hán, cây Đa bonsai, cây bồ đề, lộc vừng,…
Cây Vạn Tuế ra hoa có ý nghĩa đặc biệt gì?
Theo chia sẻ của các nghệ nhân cây cảnh, trong điều kiện chăm sóc tốt nhất thì cũng phải mất từ 15 – 20 năm loại cây này mới có có thể nở hoa. Đó là lý do vì sao rất nhiều người thắc mắc là: cây Vạn Tuế có hoa không?
Chính vì thời gian lâu như vậy mới ra hoa nên đây là thời điểm cây phát huy mạnh mẽ nhất những giá trị phong thủy của mình. Nó mang đến sự hưng thịnh cho con đường công danh, tài lộc của gia chủ. Đồng thời cũng mang đến sức khỏe và sự bình an cho gia đình.
Cây Vạn Tuế hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Hầu hết mọi người khi mua cây phong thủy đều xem cây đó có hợp với tuổi và mệnh của mình hay không. Vạn Tuế là một trong số ít cây cảnh công trình có giá trị phong thủy cao, mà còn không kỵ bất cứ mệnh nào, tuổi nào.
Tuy nhiên, theo ý kiến các của các chuyên gia phong thủy, cây cảnh phong thủy này hợp nhất với người mệnh Mộc, mệnh Thủy và người tuổi Sửu.
Gia chủ có mệnh và tuổi như trên, trồng cây Vạn Tuế trong nhà sẽ tăng vượng khí, làm ăn gặp nhiều may mắn, phất lên như diều gặp gió, đường công danh sự nghiệp hanh thông, tài lộc viên mãn.
> Xem ngay: Cây Cau Vua có ý nghĩa gì?
Cách trồng cây vạn tuế cảnh
Hướng dẫn từng bứng, từng khâu từ nhân giống, chuẩn bị đất trồng cho đến kỹ thuật trồng cây. Đây là kiến thức và kinh nghiệm được đội ngũ Cây Ba Miền tổng kết lại. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn khi tự trồng cây có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng tốt.
Kỹ thuật nhân giống
Có 3 cách nhân giống cây vạn tuế là: gieo hạt, giâm củ, và nhân giống bằng chồi hút. Cách thực hiện được các kỹ thuật viên hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Phương pháp gieo hạt
Để có được hạt giống bạn cần tiến hành thụ phấn, hoặc có thể mua hạt giống có sẵn tại cửa hàng. Hạt trước khi gieo cần ngâm trong nước ấm khoảng 50 độ C trong 12 giờ, sau đó đem để ráo nước. Sau 1 giờ ngâm lại nước ấm pha 0,1% FeS02 và KH2PO4 rồi mang đi ủ. Hạt gieo khoảng 3 – 4 tháng sẽ nảy mầm. Sau khi cây lớn khoảng 10 – 30cm thì đem trồng luống cát, chậu hoặc bầu đất đã chuẩn bị từ trước.
Phương pháp giâm củ
Khi cây trưởng thành, bạn cắt bỏ phần thân thành từng miếng nhỏ dài từ 10 – 20cm. Cạo hết phần tủy, dùng Benlat 0,4% để làm khô, sau đó giâm vào đất cát hoặc đất thịt chua. Khoảng 4 tháng sau, củ sẽ bắt đầu mọc rễ, lúc này bạn có thể đem đi trồng vào chậu. Lưu ý, quá trình chuyển cây sang chậu cần hết sức cẩn thận để không làm đứt rễ.
Nhân giống bằng chồi hút
Vạn tuế không mọc cây non nhưng cây trưởng thành thường có những chồi hút để có thể nhân giống. Cần lựa chọn những cây có đường kính từ 5cm, chồi hút mọc trên 2cm.
Sau khi cắt chồi, ngâm ngay vào dung dịch kích thích mọc rễ IBA 0.1% trong 2 giờ, sau đó lấy ra để khô và cắm xuống đất giâm. Phủ thêm một lớp mùn để giữ ẩm, sau khoảng 4 ngày cây sẽ nảy chồi, khoảng 1 năm là có thể đem đi trồng.
> Nội dung hữu ích có thể bạn quan tâm: Trồng cây Trắc Bách Diệp – một loại cây cảnh có dáng đẹp, gỗ thơm và quý
Về đất trồng
Đất trồng: Loại cây này không quá kén đất. Bạn có thể trộn đất với một ít phân chuồng hoai mục, tro trấu, cát hoặc xỉ than. Trước khi trồng cần phải tiến hành khử đất bằng vôi bột để hạn chế sâu bệnh cho cây.
Đào hố: Bao giờ hố trồng cũng sẽ lớn hơn đường kính bầu, với Vạn Tuế bạn có thể đào hố kích thước 40x40x40cm, 50x50x50cm,…. Hoặc có thể căn chỉnh sao cho hố lớn hơn bầu từ 15 – 20cm (tình từ miệng hố đến mép ngoài của bầu cây).
Thời vụ trồng
Do là giống cây ưa ẩm nên thời điểm thích hợp nhất là vào mùa xuân, từ tháng 3 đến tháng 4 hoặc mùa thu, từ tháng 8 đến tháng 9 trong năm. Đây là giai đoạn thời tiết có nhiều mưa, mát mẻ, cây sẽ nhanh phát triển và bén rễ.
Kỹ thuật trồng cây Vạn Tuế
Hướng dẫn từng bước trồng cây cảnh Vạn Tuế đảm bảo đúng kỹ thuật, giúp cây sống tốt, sinh trưởng mạnh mẽ:
- Bước 1: Tháo vỏ bầu sau đó nhẹ nhàng đặt cây vào hố trồng đã đào và bón phân lót
- Bước 2: Vun đất lấp hố, vừa lấp vừa ấn nhẹ quanh gốc để giữ cây đứng chắc chắn hơn
- Bước 3: Tưới nước sau khi trồng để cây nhanh chóng được cấp ẩm, bộ rễ phục hồi nhanh hơn.
Kỹ thuật trên bạn cũng có thể áp dụng vào cách cách trồng cây Lan Bình Rượu – một loại cây trồng chậu có hình dáng độc đáo đang được nhiều gia chủ săn tìm.
Cách chăm sóc cây vạn tuế
Cây rất dễ chăm sóc, các điều kiện cũng cơ bản giống các loại cây cảnh, cây công trình khác, bao gồm:
Tưới nước
Vạn Tuế không cần tưới nước quá nhiều do khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường. Tuy nhiên cũng không nên để cây quá khô hạn hoặc ngập úng. Nếu trồng trong nhà, bạn nên tưới nước từ 1-2 lần/tuần. Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, bạn cần bổ sung nước để tránh cây bị khô hạn.
Môi trường
Đây là loài cây ưa sáng, có thể sống trong bóng râm. Nếu bạn dùng cây để trang trí nội thất hoặc trồng trong văn phòng, cần thường xuyên mang cây ra ngoài môi trường để có ánh sáng tự nhiên cho cây phát triển tốt nhất. Thời gian lý tưởng thường từ 6 – 9 giờ sáng và 16 -18 giờ chiều.
Bón phân
Cây Vạn Tuế không cần chăm sóc quá nhiều vì đây được mệnh danh là loài cây dễ sống, khả năng kháng bệnh cao. Để cây sinh trưởng tốt, bạn nên bón phân NPK với tần suất từ 3 – 6 tháng/lần. Mỗi tháng phun thuốc xịt rầy 1 lần. Nếu phát hiện lá cây bị vàng hoặc có hiện tượng sâu bệnh, cần loại bỏ ngay tránh lây lan sang những lá cây khác.
Các bệnh thường gặp và cách phòng trừ
Là cây cảnh công trình có sức sống tốt, tuổi thọ cao, rất ít khi bị sâu bệnh. Tuy nhiên, người trồng vẫn phải chú ý để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại và xử lý nhanh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở cây Vạn Tuế, các bạn nên chú ý.
Bệnh đốm lá: Nguyên nhân là do nấm Ascochyta cicadina Scalia gây ra, phát triển mạnh vào mùa Xuân – Hè. Để diệt trừ bạn cần tỉa đặt cây ra nơi thông thoáng, ánh sáng tốt. Tiến hành phun thuốc Super Tank, Daconil hoặc Nano bạc 10 ngày/lần.
Bệnh rệp sáp: Loại rệp này có tên là Coccus hesperidum L, thường ký sinh trên lá, khiến lá cây Vạn Tuế bị xoăn, trở nên còi cọc, kém phát triển. Bạn có thể dụng thuốc trừ sâu Classico, Vua Sâu Rệp để phun.
Bệnh rệp tròn nâu đen: Những con rệp này thường ký sinh vào thân cây, hút dưỡng chất từ đây. Để trị bệnh bạn có thể dùng hợp chất nhựa thông, NaOH và nước theo tỉ lệ 2:1:25 để tưới cho cây. Hoặc dùng thuốc Malathion 0,1% hoặc Rogor phun lên thân cây.
Cây Vạn Tuế bị vàng lá: Nguyên nhân gây nên tình trạng này có rất nhiều, như: cây bị thừa hoặc thiếu nước, thiếu ánh sáng, thiếu chất dinh dưỡng, do thay đổi của môi trường hay do sâu bệnh làm hại. Về cơ bản, để chữa trị cho cây người trồng phải nắm rõ được đặc tính, cơ chế sinh trưởng của cây. Biết lúc nào cần bổ sung nước, lúc nào giảm lượng nước tưới, định kỳ bón phân cho cây với liều lượng đủ, đặt cây ở vị trí có ánh sáng tốt,…
Trên đây là thông tin về một trong những cây cảnh quý có giá trị phong thủy cao. Nếu bạn muốn sở hữu những chậu cây cảnh Vạn Tuế đẹp, sang trọng, đẳng cấp thì hãy liên hệ ngay Vườn Cây Ba Miền để được tư vấn, cung cấp cây trồng chất lượng với giá thành hợp lý nhất.
Chúc quý vị vạn sự an khang!
Chịu trách nhiệm nội dung: PHẠM HÙNG
Hiếu –
Cây bên các bạn giờ tốt lắm rồi cam ơn nha
Hùng –
Tốt
Hùng –
Cây tốt