Lộc Vừng là cây phong thủy được yêu thích ở Việt Nam, việc trồng cây Lộc Vừng trước nhà đã phổ biến từ xưa đến nay. Nhưng chọn vị trí sao cho đẹp, cần lưu ý những điểm gì khi trồng cây hoa này trước nhà thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Cây Ba Miền lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia phong thủy nha.
Trồng cây Lộc Vừng trước nhà có tốt không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ phân tích 2 vấn đề chính là: ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây hoa Lộc Vừng (cây hoa Mưng).
Ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng
Tên gọi cũng đã phần nào toát lên ý nghĩa tốt lành của loài cây này. “Lộc” chính là Tài Lộc, “Vừng” mang ý nghĩa nhỏ và dày. Khi kết hợp lại nó mang ý nghĩa nhiều may mắn, tài lộc tuy nhỏ nhưng nhiều, dày đặc mang lại cuộc sống sung túc, ấm no.
Hình thái của cây ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Gốc cây to, vững chãi tượng trưng cho sự kiên định, không lung lay trước mọi thử thách, khó khăn. Cây hoa công trình này có tuổi thọ cao, trồng cây Lộc Vừng cổ thụ trước nhà đại biểu cho sự trường thọ, bách niên giai lão.
Điểm được chú ý nhất chính là những chuỗi hoa dài buông rủ giống như những tràng pháo Tết đỏ rực. Cây Lộc Vừng ra hoa tượng trưng cho may mắn, tài lộc đang đến, vạn sự như ý, thành công nở rộ. Ngoài ra còn có cây Lộc Vừng hoa trắng tượng trưng cho bình an, hạnh phúc, sự thịnh vượng.
Công dụng của cây Lộc Vừng
Không chỉ mang ý nghĩa tốt về mặt phong thủy mà trồng cây Lộc Vừng trước nhà còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống. Đây là một loài cây công trình thân gỗ sống lâu năm, chiều cao trung bình 5 – 10m, phân nhiều cành nhánh và có tán lá rộng, thích hợp để trồng bóng mát sân vườn, trước nhà hoặc trước cổng nhà.
Lộc Vừng bonsai được xem là biểu tượng trong trang trí sân vườn hiện nay. Cây có thể tạo kiểu theo nhiều dáng thế khác nhau, cho ra những kiệt tác có giá trị thẩm mỹ cao, giúp cho không gian sân vườn, cảnh quan thêm sinh động, đẳng cấp.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Các thế cây Lộc Vừng đẹp nhất để có nhiều ý tưởng tạo hình ấn tượng cho cây kiểng của mình
Ngoài ra, Lộc Vừng cùng là một trong những cây xanh công trình có khả năng thanh lọc không khí tuyệt vời. Quá trình quang hợp lá cây giúp lấy đi các chất khí độc hại, khói bụi và cung cấp lại Oxy giúp sân vườn, không gian quanh nhà trở nên trong lành, dễ chịu hơn.
Mỗi khi hoa nở không chỉ tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ mà còn tạo nên không gian thư giãn ấn tượng, tràn đầy năng lượng với mùi thơm nhẹ nhàng. Hương hoa còn có tác dụng xua đuổi muỗi, kiến bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn.
Trồng cây Lộc Vừng trước nhà, trước cổng có tốt không? Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định rằng: Trồng cây Lộc Vừng trước nhà cực kỳ tốt. Đây là vị trí đắc địa giúp cây hấp thụ sinh khí mới, từ đó thu hút vượng khí, hóa giải những vận xui, nguy hiểm cho chủ nhà.
Lưu ý khi trồng cây Lộc Vừng trước nhà
Ai có ý định trồng cây hoa này trước nhà không cần phải lo lắng gì cả, chỉ cần chọn vị trí hợp lý, chăm sóc tốt để cây phát triển khỏe mạnh là được. Dưới đây vườn Cây Ba Miền có một vài lưu ý bạn nhất định phải đọc kỹ.
Chọn vị trí trồng cây hợp phong thủy
Cây Lộc Vừng nên trồng trước nhà, nhưng chọn vị trí như thế nào để cây “rước lộc” cho gia chủ thì không phải ai cũng biết. Trước tiên, chúng ta cần xem xét địa thế, diện tích không gian, vị trí của căn nhà hoặc công trình kiến trúc (nhà hàng, quán cafe, văn phòng, trụ sở,….) có phù hợp để trồng cây trước nhà hay không.
Tiếp đó, xem hướng cây phù hợp với mệnh của gia chủ. Các chuyên gia đã phân tích các hướng trồng cây thích hợp với từng mệnh như sau:
- Mệnh Kim nên chọn các hướng: Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc
- Mệnh Mộc nên chọn các hướng: Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam
- Mệnh Thủy nên chọn các hướng: Chính Bắc, Chính Tây, Chính Nam
- Mệnh Hỏa nên chọn các hướng: Nam, Tây Nam, Đông Bắc
- Mệnh Thổ nên chọn các hướng: Tây Nam, Đông Bắc
Ngoài ra, bạn nên lưu ý, không trồng cây đối diện cửa chính hoặc cổng nhà, không chắn lối đi. Tốt nhất là chọn những vị trí chếch hẳn trái hoặc sang phải.
Không nên trồng duy nhất một cây
Lộc Vừng là cây cổ thụ, trong phong thủy nếu trồng đơn độc một cây cổ thụ nó sẽ hút dương khí của căn nhà thay vì đem lại vượng khí. Cho nên, trồng cây Lộc Vừng trước cửa nhà phải từ 2 – 3 cây trở lên để dung hòa năng lượng. Hoặc bạn có thể kết hợp với bộ Tam Đa của cây Lộc Vừng là cây Vạn Tuế phong thủy và cây Sung.
Cắt tỉa thường xuyên đảm bảo sự thoáng đãng
Không gian trước nhà được xem là “minh đường” nơi đón nhận các dòng khí vào nhà. Cho nên, cần giữ cho không gian luôn thông thoáng. Không để cây mọc quá rậm rạp làm tắc nghẽn sự lưu thông của sinh khí vào nhà. Thường xuyên cắt tỉa để tạo và giữ dáng cho cây, tạo không gian sống thoải mái, vừa đảm bảo sự lưu thông của các luồng sinh khí.
Chăm sóc tốt không để cây chết
Theo quan niệm từ xưa, cây phong thủy trồng trước nhà bị chết là điều không may mắn, mất lộc, mất của, dễ gặp vận xui. Với những người trồng cây Lộc Vừng trước nhà nhằm mục đích phong thủy thì phải chú ý điểm này.
Khi thấy cây hoa Lộc Vừng bị vàng lá (không phải mùa cây thay lá) hoặc cháy lá, đốm lá,… cần tìm nguyên nhân ngay. Sau đó, bạn có thể gọi điện cho các nhà vườn, các chuyên gia cây xanh hoặc tham khảo trên các hội nhóm,… để tìm phương án phòng trị hiệu quả.
Hy vọng những thông tin Cây Ba Miền mang đến sẽ giúp ích cho bạn trong việc thiết kế sân vườn đẹp với cây hoa Lộc Vừng. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua bán cây Lộc Vừng công trình uy tín đừng quên gọi ngay số HOTLINE/ZALO: 0961.486.620.
Không chỉ có nguồn nguồn cây số lượng lớn, chất lượng mà chúng tôi còn đáp ứng nhu cầu lựa chọn kích thước theo mong muốn của khách hàng. Ngoài ra, nhà vườn còn bán các loại cây hoa công trình đẹp và ấn tượng khác. Liên hệ ngay để được tư vấn và hướng dẫn mua hàng nhanh chóng.
Chúc bạn hạnh phúc, thành đạt, vạn sự cát tường!