Cây bạch đàn được biết đến là một loại cây lâm nghiệp trồng khá phổ biến ở nước ta, mục đích trồng chủ yếu là để lấy gỗ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết về công dụng cũng như cách trồng loại cây này. Hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu về những đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc bạch đàn qua bài viết dưới đây. Đặc biệt, chúng tôi còn cung cấp đến bạn báo giá cây tốt nhất và gợi ý địa chỉ mua bạch đàn giống tốt nhất, uy tín và chuyên nghiệp.
1. Cây bạch đàn là cây gì?
- Tên gọi khác: Đàn hương trắng, Khuynh diệp
- Tên khoa học: Eucalyptus Globulus Labill
- Họ: Sim hay còn gọi là họ Đào Kim Nương (Myrtaceae)
- Nguồn gốc: Úc
- Phân bố: Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Địa Trung Hải, Trung Đông. Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ và Việt Nam,…
2. Đặc điểm của cây bạch đàn
2.1. Hình thái thực vật
Thân cây: Bạch đàn là cây gỗ to, chiều cao trung bình từ 5 – 30m. Cây bạch đàn cao nhất thế giới nằm ở Đông Nam Australia với chiều cao lên tới 114m. Lớp vỏ mềm, bần bong thành từng mảng để lộ phần vỏ trắng sáng bên trong. Thân cây thẳng tắp, cành tán thưa, mọc chủ yếu ở phần ngọn cây, cành non có 4 cạnh khá độc đáo.
Lá cây: Lá bạch đàn mọc so le, cuống ngắn. Phiến lá hình mũi mác hoặc lưỡi liềm, dài và hẹp (ở loài E. exserta), giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis). Kích thước lá trung bình là rộng 1 – 5cm, dài từ 8 – 18cm (tùy loài). Lá cây bạch đàn có màu xanh vàng nhạt hoặc xanh đậm, có rất nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi chiếu ánh sáng vào bạn sẽ thấy những túi tiết tinh dầu li ti. Vò ra sẽ có một mùi thơm đặc trưng vị thơm nóng nhưng sau sẽ có cảm giác mát, dễ chịu.
Hoa bạch đàn: Hoa mọc ở nách lá cuống ngắn, nhiều nhị li ti. Hoa có màu vàng hoặc trắng. Quả cây bạch đàn có hình chén kích thước nhỏ chỉ khoảng 0,5 – 1cm.
Rễ: Cây bạch đàn là loại rễ cọc, phần rễ có thể ăn sâu tới 40m khi chúng ta trồng cây ở những nơi khô hạn. Nên sức sống của bạch đàn – khuynh diệp vô cùng mạnh mẽ.
2.2. Đặc điểm sinh trưởng của cây khuynh diệp
Bạch đàn có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, biên độ sinh thái rộng, khả năng chịu khô hạn tốt, chịu được ngập úng trong thời gian ngắn. Cây có thể sống và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất phèn, đất nhiễm chua. ít thích hợp với đất cát và đất bán khô hạn và kém thích hợp với nhóm đất mặt, đất cát, mùn trên núi.
Điều kiện môi trường lý tưởng để cây phát triển tốt nhất: nhiệt độ từ 18 – 32 độ C, lượng mưa trung bình năm từ 1.400 – 1.800mm, độ dày tầng đất khoảng 50 – 100cm.
Khuynh diệp có nhu cầu nước và dưỡng chất cao. Nên khi trồng thaajo trung thành những rừng cây bạch đàn trên đất trống đồi trọc sẽ vô tình làm đất bị khô cằn, nghèo nàn dinh dưỡng sau một vài chu kỳ khai khác. Cho nên, nếu phủ xanh đất trống đồi trọc cho các vùng đồi núi thấp thì nên trồng hỗn giao bạch đàn với cây họ Đậu như: keo lá tràm, keo tai tượng, keo giậu,… để bù đắp chất đạm cho đất.
> Xem thêm: Đặc điểm, công dụng cây Bụt Mọc và báo giá bán chi tiết
2.3. Bạch đàn trồng ở Việt Nam có bao nhiêu loại?
Khuynh diệp là chi thực vật có hoa Eucalyptus của họ Đào Kim Nương (Myrtaceae). Có tới 700 loài và hầu hết đều là cây bản địa của Úc. Còn lại một số nhỏ được tìm thấy ở New Guinea, Indonesia, Đài Loan và vùng viễn bắc Philippin.
Ở Việt Nam, loại cây này được dẫn giồng từ Úc về và đem trồng từ những năm 1950. Khi mới trồng người ta gọi nó là khuynh diệp, vì hình dáng lá dài, cong cong hình lưỡi liềm. Sau đó nó được đặt cái tên khác là cây bạc hà, vì lá có tinh dầu gần giống mùi bạc hà. Đến năm 1975, Bộ Lâm Nghiệp đã đặt lại tên là bạch đàn và sử dụng cho đến ngày nay.
Cây bạch đàn được trồng chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp từ Bắc vào Nam. Tùy vùng sinh thái để người trồng chọn giống bạch đàn phù hợp, cho năng suất cao. Tại Việt Nam hiện nay, phổ biến nhất là các loại dưới đây:
- Cây Bạch đàn đỏ: Xuất hiện nhiều ở các vùng đồng bằng phù sa màu mỡ.
- Bạch đàn lá nhỏ: Được trồng nhiều tại các vùng đồi núi tỉnh Thừa thiên – Huế.
- Bạch đàn liễu: Phân bố nhiều tại các vùng núi cao miền Bắc nước ta
- Cây bạch đàn chanh: Được trồng tại các vùng đồng bằng thấp. Loại này chủ yếu dùng để chiết xuất tinh dầu vì bên trong lá có chứa tinh dầu mùi sả
- Bạch đàn lá bầu: Trồng nhiều tại các vùng cao nguyên.
- Bạch đàn to: Những nơi đất phù sa là điều kiện lý tưởng để cây sinh trưởng
- Bạch đàn ướt: Được trồng phổ biến ở vùng cao nguyên Ðà Lạt
- Bạch đàn mai đen: Phân bố ở những vùng cao như Lâm Đồng
- Cây bạch đàn trắng: Đây là loài bản địa của Úc, xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, thân cây mọc thẳng, có thể cao đến 45m với những dải màu từ trắng đến xám. Cây phân cành nhánh nhiều trong điều kiện khí hậu khô hạn
Ngoài những giống có nguồn gốc từ Úc hiện nay nước ta có du nhập thêm cây bạch đàn Trung Quốc và cho lai tạo các giống bạch đàn bằng phương pháp nuôi cấy mô để cho ra những giống cao sản sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn mà công dụng không hề thua kém bất cứ loại cây khuynh diệp nào. Một số giống tiêu biểu bạn có thể tìm mua như cây bạch đàn cự vĩ DH 32-29, bạch đàn lai GLGU9, GLU4, GLSE9,…
3. Cây bạch đàn dùng để làm gì?
Không chỉ là cây lấy gỗ đơn thuần, bạch đàn còn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho cuộc sống, ngành công nghiệp cũng như y học cổ truyền. Hãy cùng cây Ba Miền tìm hiểu chi tiết xem cây bạch đàn có tác dụng gì hữu ích và tuyệt vời?
3.1. Khai thác gỗ
Mục đích đầu tiên khi trồng bạch đàn cũng giống như trồng cây sao đen, cây keo, cây lát hoa,….chính là để lấy gỗ phục vụ ngành công nghiệp và xây dựng. Những cây trồng khoảng 5 – 7 năm sẽ được khai thác để làm cừ bạch đàn trong thủy lợi, làm bột giấy, ván dăm bào (hay còn gọi là ván okal), ván gỗ công nghiệp,…
Tại Australia có những rừng bạch đàn 70 – 80 năm tuổi, thân cây cao tới 40 – 50m, đường kính gốc trung bình cũng tới 1m. Gỗ được khai thác để xây nhà, dựng cửa, làm đồ nội thất,….
Gỗ bạch đàn trồng lâu năm có thớ mịn, màu trắng rất đẹp, có hương thơm dễ chịu, đặc biệt là giống cây bạch đàn hương. Nó được ứng dụng để đóng đồ nội thất như bàn ghế, giường tủ, kệ trang trí,…. Gỗ càng lâu năm, chất lượng càng cao.
3.2. Sản xuất tinh dầu, nước hoa
Trong thân, cành và đặc biệt là lá cây bạch đàn có chứa tinh dầu rất thơm và rất tốt cho sức khỏe. Tinh dầu khuynh diệp vị the, tính ấm, mùi thơm có thể đuổi ruồi, muỗi hoặc để sát khuẩn, đặc trị đau bụng rất hiệu quả.
Loài cây này còn được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa. Tuy nhiên chỉ có một số loài giàu tinh dầu như bạch đàn hương mới các tính ứng dụng này.
3.3. Tác dụng chữa bệnh của cây khuynh diệp
Trong y học cổ truyền, lá bạch đàn được sử dụng như một loại dược liệu quý với nhiều công dụng tuyệt vời. Chúng tôi có thể gợi ý cho bạn một số bài thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm từ lá cây bạch đàn.
Trị ho: Mua tinh dầu khuynh diệp để bôi ngoài da, ở các vị trí như ngực, cổ họng, hai bên thái dương. Nếu có sẵn lá bạch đàn tươi có thể đun cùng lá sả để xông hơi và tắm, nó có thể trị họ, cảm cúm, cảm lạnh.
Chữa đau nhức xương khớp: xoa bóp vùng khớp bị đau bằng tinh dầu cây bạch đàn. Hoặc có thể lấy lá giá đem đun rồi xông hơi sẽ giúp khu phong, tán hàn, chữa bệnh xương khớp, kích thích lưu thông máu.
Chữa bệnh hôi nách: Nhưng ai bị “viêm cánh” có thể áp dụng bài thuốc này. Đem lá khuynh diệp tươi giã nát, chà xát vào vùng nách sau khi tắm. Mỗi ngày 1 lần, liên tục trong vòng 7 ngày sẽ thấy tác dụng bất ngờ.
Chữa bệnh ngoài ra: đun lá bạch đàn với nước để tắm hàng ngày. Giã nát lá khuynh diệp chà xát lên vùng da bị viêm nhiễm, nấm ngứa, vảy nến, á sừng,… Thực hiện đều đặn sẽ có hiệu quả bất ngờ.
3.4. Làm cây cảnh, cho bóng mát
Trồng cây bạch đàn làm cảnh đang là xu thế khá hot hiện nay. Cây được lai tạo với độ cao phù hợp để trồng trong các công trình đô thị như khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị,…. Khi trồng thành hàng, bạch đàn có thể cho bóng mát tuyệt vời. Dáng cây cao thẳng, tán mọc theo hình tháp có tính thẩm mỹ rất cao, giúp tô điểm cảnh quan xanh thêm thu hút.
Hiện nay, mốt chơi cây bạch đàn lá tròn đang rất thịnh hàng. Cây nhỏ, có thể trồng trong chậu, đặt trong nhà làm cảnh, giúp thanh lọc bầu không khí, đem lại sự trong lành.
> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cây gõ đỏ dùng để làm gì – đây là loại cây lấy gỗ quý dễ trồng, đem lại lợi ích kinh tế tuyệt vời
4. Ý nghĩa tuyệt vời của cây bạch đàn có thể bạn chưa biết
Hãy cùng Cây Ba Miền khác phá những giá trị, ý nghĩa biểu tượng của loài cây khuynh diệp này.
4.1. Biểu tượng cho khả năng lãnh đạo
Bạn có thể tin được không khi bạch đàn được xem là loài cây có khả năng dẫn dắt đối với thế giới thực vật. Cây có thể trồng ở rất nhiều nơi, khả năng thích nghi vô cùng tuyệt vời với những môi trường bản địa.
Khi nhìn nhận vào cuộc sống của chúng ta, khả năng thích nghi chính là phẩm chất quan trọng của một nhà lãnh đạo. Bởi vì cuộc sống hay sự nghiệp đều không thiếu những khó khăn, thách thức, thích nghi tốt bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được mọi tình huống.
Bạn sẽ luôn phải học cách trở thành người giỏi nhất, khám phá sức mạnh bên trong mình, không ngừng vươn lên để thích nghi, cũng giống như sự mạnh mẽ vốn có của cây bạch đàn.
4.2. Tượng trưng cho sức mạnh
Cây khuynh diệp sở hữu nguồn sức mạnh to lớn cả bên trong lẫn bên ngoài. Khi bị tổn thương khả năng hồi phục của cây cao, dù bị hư hại nó sẽ nhanh chóng mọc lại. Đây là phẩm chất đặc biệt mà chúng ta có thể mô phỏng bạch đàn giống như con người. Dù gặp nhiều khó khăn, thất bại đi chăng nữa hãy cố gắng vươn lên và hồi sinh một cách mạnh mẽ.
4.3. Tinh thần tập trung mạnh mẽ
Cây bạch đàn có hàng trăm loài, mỗi loài sẽ có đặc tính, đặc điểm riêng. Có loài sở hữu chất gỗ cứng đáp ứng tốt nhu cầu của ngành xây dựng và nội thất. Có loài lại chứa lượng tinh dầu lớn có thể làm dầu gốc cho nước hoa, sản xuất tinh dầu khuynh diệp.
Mỗi loài bạch đàn chỉ tập trung tốt nhất vào việc sản xuất những thứ mà chúng giỏi nhất. Đó là một thông điệp tuyệt vời dành cho chúng ta, sử dụng sự đa dạng vốn có của mình để mang đến những lợi ích cho xã hội. Bạn có thể làm được những việc to lớn nếu biết cách tập trung và sử dụng tài năng của mình một cách đúng đắn.
4.4. Ý nghĩa phong thủy của cây bạch đàn
Là cây thân gỗ cao thẳng, rễ cọc ăn sâu và có khả năng hút nước cùng dưỡng chất vô cùng mạnh mẽ nên cây có sức sống rất tốt. Trồng cây bạch đàn cảnh mang ý nghĩa sung túc, khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu khoa học của Úc, bạch đàn còn là cây “sinh ra vàng”. Với khả năng hút nước mạnh mẽ, nếu nơi trồng cây có mỏ vàng, bạch đàn có thể hút được vàng nano và chuyển lên lá (chỉ chiếm 0,000005 thành phần khối lượng của lá). Chính vì vậy, loài cây này còn mang ý nghĩa phát tài, phát lộc.
5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Khuynh Diệp
5.1. Kỹ thuật trồng cây bạch đàn
Bất kể bạn muốn trồng cây bạch đàn giống U6, giống cao sản hay bạch đàn trắng, bạch đàn cầu vồng, bạch đàn hương,…. Cách nhân giống và trồng cây không có gì khác nhau. Hãy chú ý đến những điểm đặc biệt Cây Ba Miền cung cấp sau đây:
Đào hố và bón lót
Bạn nên đào hố và bón lót trước thời điểm trồng khoảng 30 ngày để xử lý mầm bệnh, phơi ải đất và phân bón lót. Kích thước hố đào là 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm.
Phân bón lót bạn trộn theo tỷ lệ sau: 2kg phân hữu cơ vi sinh, 0.2kg phân NPK 8-4-4 trộn đều với đất mặt đã đập nhỏ sau đó cho vào hố.
Kỹ thuật gieo hạt bạch đàn
Sau khi thu hoạch tiến hành phơi khô hạt giống, nên chọn những hạt giống từ những cây có tuổi thọ từ 7 năm trở lên. Sau đó đem ngâm ủ rồi đem gieo ở luống. Sau khi gieo hạt xong thì ủ một lớp rơm hoặc lớp mùn cưa lên phía trên để giữ ấm cho hạt nhanh nảy mầm. Sau 3- 4 tuần, cây bắt đầu xuất hiện lá non, lúc này có thể đem cấy vào bầu dinh dưỡng
Tiến hành trồng cây
Đặt cây vào chính giữa hố trồng, xé lớp vỏ nilon, tránh làm vỡ bầu. Lấp đất xung quanh sau đó dùng tay ấn chặt để cây không bị nghiêng đổ. Sau khi trồng xong có thể đóng cọc xung quanh gốc cây để cố định cây, bảo vệ cây khỏi các tác nhân bên ngoài. Sau đó tưới cho cây một lượng nước vừa đủ để cây không bị héo trong thời gian đầu
5.2. Cách chăm sóc cây bạch đàn khỏe mạnh, cho gỗ tốt
Bạch đàn không cần chăm sóc quá nhiều những có điểm đặc biệt mà người trồng phải hết sức lưu ý. Sau khi trồng khoảng 25 – 30 ngày, kiểm tra xem có cây bị chết, đổ gãy nào không để kịp thời dặm thêm, đảm bảo tỷ lệ trồng tốt nhất. Thời gian 3 năm đầu cần chăm sóc đặc biệt để cây phát triển ổn định.
Bón phân
Nhu cầu dinh dưỡng của cây bạch đàn khá cao. Nếu không bổ sung đủ cây sẽ ra sức hút dưỡng chất trong đất làm ảnh hưởng đến chất lượng đất canh tác về sau. Một năm làm cỏ 02 lần và kết hợp với bón phân. Sau khi dọn cỏ, xới xáo đất sẽ bón khoảng 2kg phân chuồng đã ủ hoai mục với 100g phân NPK.
Trong 3 năm đầu có hai thời điểm cần bón thúc mà người trồng phải chú ý. Thời điểm thứ nhất là đầu vụ Xuân năm thứ 2 sau khi trồng. Thời điểm thứ hai là đầu vụ Xuân năm thứ 3. Bạn chỉ cần bón thúc bằng phân NPK (tỉ lệ là 3:5:2).
Chú ý không bón phân trực tiếp vào gốc cây mà bạn nên đào rãnh hình cung sâu 10cm, rộng 10cm. cách gốc từ 20 – 30cm (ở lần bón thúc thứ nhất) và cách gốc từ 40 – 50cm (ở lần bón thứ 2). Sau khi bón phân sẽ lấp đất và tiến hành tưới nước luôn. Ở những lời nguồn nước không thuận tiện có thể canh những ngày chuẩn bị mưa để bón phân.
Tưới nước
Cùng với nhu cầu về dinh dưỡng cây bạch đàn cũng có nhu cầu nước cao. Tuy nhiên cây cũng có thể chịu hạn tốt. Nhưng nếu tình trạng khô hạn quá lâu cây sẽ chậm phát triển hoặc chết. Cho nên bạn cần cung cấp đủ nước cho cây, nhất là trong mùa khô.
Thời điểm cây còn non nhu cầu nước cao, nên tưới 1 lần/ngày, khi cây đã trưởng thành có thể giảm 4 – 5 lần/tuần. Mùa mưa có thể cắt nước tưới cho cây.
Dọn cỏ
Người ta thường làm cỏ vào vụ Xuân (tháng 1 – 2) hoặc vụ Thu (tháng 8 – 9). Phát bỏ sạch dây leo, cỏ dại và cắt tỉa cả cành gốc. Đồng thời kết hợp xới xung quanh gốc 2 – 3 lần/năm, xới sạch toàn bộ diện tích trồng ít nhất 1 lần/vụ.
5.3. Phòng trừ sâu bệnh hại
Hãy lưu ý một số loài sâu bệnh, côn trùng làm hại đến cây để có biện pháp xử lý đúng và kịp thời.
Sâu xén tóc Aristobia approximater: sâu tấn công lá và cành non, chúng chích hút nhựa và làm đứt chồi non, lá non. Để xử lý cần chặt bỏ những cây bị sâu bệnh nặng và tưới thật đẫm nước cho cây. Sử dụng một trong số những thuốc sau để phun như: Basudin 50ND, Marshal 200SC, Mappy 48EC, Pegasus 500SC,…
Bệnh cháy lá: bệnh này do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum gây ra. Để phòng trị nên sử dụng một số loại thuốc như: Tilt Super 300EC, Amistar Top 325SC, Ridomil Gold 68WG, Nevo 330EC, Score 250SC,…
Bệnh khô cành ngọn và đốm lá: Đây cũng là bệnh khá thường gặp ở cây bạch đàn, do nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây nên. Để xử lý bạn nên chặt toàn bộ cành lá bị nhiễm bệnh, mang ra khỏi rừng trồng và tiêu huỷ bằng cách đốt. Sử dụng thuốc hoá học để tiêu diệt, tránh làm lây lan bệnh. Dùng một số loại thuốc như Zineb 1%, Daconil 0.1%, Carbendazim 1%,…
6. Báo giá bán cây bạch đàn tốt nhất thị trường
Việc trồng cây bạch đàn không còn xa lạ gì với các địa phương có diện tích đất canh tác lâm nghiệp lớn. Để có cây trồng người nông dân có thể tự nhân giống. Tuy nhiên, chất lượng giống qua mỗi kỳ khai thác sẽ giảm dần. Cách tốt nhất là mua cây bạch đàn giống tại các vườn ươm lớn như cây Ba Miền. Giá bán cây giống bạch đàn rất rẻ chỉ từ 15.000 – 24.000 đồng/cây. Nếu mua với số lượng lớn giá còn thấp hơn nữa.
Với những công trình đô thị như khu công nghiệp, công viên, khu đô thị, resort,… muốn trồng cây khuynh diệp để lấy bóng mát và làm cảnh thì hãy chọn mua những cây đã phát triển tốt, cao lớn. Giá thành của những loại này cũng không quá cao:
ây bạch đàn cao 7m, đường kính 10 – 12cm giá chỉ từ 150.000 – 180.000 đồng/cây.
Cây bạch đàn 7.5m, đường kính 12 – 14cm, giá bán từ 200.000 – 230.000 đồng/cây.
Giá bạch đCàn cao 7.5m, đường kính 14 – 16cm, khoảng 250.000 – 300.000 đồng/cây.
* Chú ý: Bằng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá cây bạch đàn có thể thay đổi theo địa điểm cũng như thời gian mua.
Để nhận báo giá tốt, sở hữu những cây khuynh diệp khỏe mạnh, khả năng phát triển tốt hãy liên hệ ngay với Cây Ba Miền theo số HOTLINE 0961 486 620. Chúng tôi sẽ tư vấn và phục vụ Quý khách tận tình nhất.
7. Mua cây giống bạch đàn ở đâu chất lượng, giá tốt?
Đây chắc chắn là câu hỏi mà bà con nông dân hay những vị chủ đầu tư, các đơn vị trồng cây xanh quan tâm nhất. Chỉ khi mua được giống tốt, khỏe thì mới mong sở hữu một rừng bạch đàn bội thu hay những hàng cây bạch đàn đẹp, xanh tốt.
Vườn ươm Cây Ba Miền là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong giới cung cấp cây xanh công trình, cây công nghiệp, cây ăn trái,…. Với hệ thống vườn ươm trải rộng từ Bắc đến Nam cùng đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm chúng tôi tự tin cung cấp cây xanh tốt nhất cho các cá nhân, doanh nghiệp trên khắp cả nước, số lượng tùy chọn.
Với cây bạch đàn, Cây Ba Miền có đầy đủ các loại cây giống từ bạch đàn trắng, bạch đàn đỏ đến các giống bạch đàn mô, bạch đàn Trung Quốc,…. Không chỉ có giống cây con chúng tôi còn có đầy đủ các độ tuổi, kích thước để khách hàng lựa chọn. Từ cây 1 – 3 năm tuổi, cây 5 – 10 năm tuổi và thậm chí là cây cổ thụ, đại thụ.
Không chỉ là nguồn cung cấp cây khuynh diệp chất lượng nhất, Công ty Cây Ba Miền còn cung cấp dịch vụ cây xanh trọn gói từ thiết kế sân vườn, trồng và chăm sóc cây với quy trình làm việc vô cùng chuyên nghiệp, có sự tham gia của các kỹ sư, thợ làm vườn lâu năm.
Để được tư vấn chi tiết, giải đáp mọi thắc mắc và nhận báo giá chính xác nhất hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0961 486 620 hoặc CHAT NGAY với chuyên viên tư vấn qua zalo, fanpage, website,…. Rất hân hạnh khi được hợp tác và phục vụ!
Xin kính chúc Quý vị bình an – thịnh vượng – vạn sự như ý!
Chịu trách nhiệm nội dung: PHẠM HÙNG
Khách –
Cây đẹp
Khách –
cây đẹp lắm
thịnh –
cây đẹp lắm ạ