Nấm hại cây trồng khiến cây giảm năng suất, mất thẩm mỹ, thậm chí là gây chết cây khiến người trồng thiệt hại lớn về kinh tế. Nấm bênh một khi lây lan sẽ rất khó ngăn chặn. Cho nên bạn cần thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình trạng của cây.
Bài viết hôm nay từ Cây Ba Miền sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại nấm hại trên cây trồng thường gặp, cũng như cách phòng trừ chúng hiệu quả nhất.
Tìm hiểu chung về nấm hại cây trồng
Nếu bạn đang thắc mắc nấm bệnh hại cây trồng là gì? Đặc điểm của nấm gây bệnh cây trồng như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ trả lời cho những câu hỏi đó.
Nấm và các vi sinh vật giống nấm gây bệnh là các vi sinh vật dị dưỡng. Chúng cần nguồn dinh dưỡng bên ngoài để phát triển và sinh sản. Những đặc tính phổ biến gồm:
Cơ quan sinh trưởng dạng sợi và phân nhánh. Nhiều sợi nấm sinh trưởng tập hợp lại tạo thành tản nấm – đây là thể dinh dưỡng của nấm.
Sợi nấm không có màng ngăn gọi là đơn bào. Sợi có nhiều màng ngăn gọi là sợi đa bào. Kích thước chiều rộng của sợi nấm dao động trong khoảng từ khoảng 0,5-100 µm, phổ biến nhất là từ 5-20 µm. Còn chiều dài thì thay đổi tùy theo loại nấm và điều kiện sống, dinh dưỡng. Màu sắc cũng vậy, có cả loại sợi nấm không màu và có màu.
Khi không có cây ký chủ, nấm hại cây trồng tồn tại trong đất, nước, không khí, tàn dư cây trồng,…trong thời gian dài. Chúng tồn tại bằng các sợi nấm, hạch nấm hay hậu bào tử, bào tử trứng. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là từ 25 – 38 độ C, thấp nhất là 5 – 10 độ C (tùy loại) và cao nhất là 35 độ C. Vượt ngưỡng đó nấm sẽ bị tiêu diệt.
Phương thức để nấm bệnh xâm nhiễm và gây hại cho cây trồng:
- Lây bệnh vào lá
- Lây bệnh vào thân
- Lây bệnh vào đất trồng theo dạng hỗn hợp
- Lây bệnh vào đất theo dạng lớp mỏng
- Dịch bào tử có hoặc không gây vết thương cơ giới trên thân, cành, rễ,….
- Nấm xâm nhiễm và gây hại cho cây trồng
> Xem ngay: Các loại sâu hại cây trồng thường gặp và cách phòng trừ
Điểm danh một số loại nấm bệnh trên cây trồng
Dưới đây là các loại nấm gây bệnh ở thực vật phổ biến, thường gặp ở cây công trình tại Việt Nam. Chúng gây hại nghiêm trọng cho thân, cành, lá, hoa và quả.
Nấm Sclerotinia sclerotiorum
Đây là nấm hại thường gây thối thân, thối quả và hoa của cây trồng. Hạch nấm thường tồn tại trong đất một thời gian rất dài. Khi điều kiện thời tiết hơi ẩm, chúng tạo ra quả thể đĩa, các quả này tạo ra bào tử túi xâm nhiễm vào cây.
Cùng loài với loại nấm này còn có nấm Sclerotium rolfsii gây thối gốc thân cây trồng.
Nấm Botryotinia
Botryotinia hay còn gọi là Botrytis là một trong những loại nấm hại cây trồng phổ biến, gây ra bệnh thối quả và các bệnh nấm trên lá. Nó khiến cho lá cây trồng bị héo, khô, vàng và thối nhũn.
Nấm Fusarium
Các loại nấm trong Chi Fusarium là tác nhân gây các bệnh như: thối rễ và cổ rễ, thối thân, thối củ, thối nhũn ở lá, khiến lá cây trồng bị vàng, héo, cây còi cọc, kém phát triển. Bệnh héo Fusarium là phổ biến nhất, chúng trở nên nghiêm trọng hơn trong điều kiện ấm và ẩm ướt.
Vi sinh vật giống nấm Phytophthora
Đây là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh trên các loại cây lâu năm như: cây ăn quả, cây bóng mát, cây công nghiệp,…. Các bệnh phổ biến phải kể đến như: thối thân, thối quả, tàn lụi cây con, bệnh vàng lá thối rễ,…
> Tham khảo thêm: Các loại nấm bệnh thường gặp trên cây Bưởi
Nấm Rhizoctonia
Trong các loại nấm gây hại cây trồng ở Việt Nam, Rhizoctonia cũng là cái tên quen thuộc. Chúng xâm nhiễm và gây bệnh trên thân cây và bề mặt lá trong điều kiện thời tiết ấm, có mưa, độ ẩm cao.
Bệnh thường gặp do các loài nấm Rhizoctonia gây ra như: bệnh lở cổ rễ, thối rễ con, thối rễ, làm héo và chết cây con.
Nấm Pythium
Đây là một chi nấm hại thuộc lớp Oomycetes, trong Giới Chromista. Loại này không phải nấm thực mà chỉ là vi sinh vật giống nấm. Pythium có nhiều loại và chúng gây hại nghiêm trọng cho cây trồng như: gây thối rễ con, vàng lá ở cây trưởng thành, bệnh thối thân, gây hiện tượng còi cọc, bệnh thối nhũn lá, bệnh tàn lụi và chết rạp cây con,…
Hầu hết các loài Pythium có phổ ký chủ rộng. Cho nên, trồng các loại cây công trình, cây cảnh, cây công nghiệp hay cây hoa màu,… đều phải đề phòng. Đặc biệt là các loại như: Pythium species, Pythium aphanidermatum, Pythium myriotylum, Pythium spinosum,….
Ngoài những cái tên tiêu biểu kể trên, bà con cũng phải đề phòng một số loại nấm gây bệnh đốm lá như: nấm Alternaria brassicae, nấm Cercospora Brassicicola, nấm Pseudocercosporella Capsella. Hay một số loại nấm gây bệnh héo ngoại lai như: Verticillium albo-atrum và V. dahlia,…
Biện pháp phòng trừ nấm hại cây trồng công trình
Nấm hại một khi bùng phát, tốc độ sinh sản và lây lan rất nhanh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng. Cho nên, phải có biện pháp phòng và trị ngay từ đầu. Dưới đây là biện pháp canh tác và phòng trừ nấm bệnh bà con có thể tham khảo:
Biện pháp canh tác
Sau khi thu hoạch và trước khi canh tác, trồng cây chúng ta phải thu dọn sạch thực địa, tiêu hủy tàn dư thực vật, làm sạch cỏ dại,…. Bởi vì đây là những nguồn lưu tồn nấm hại phổ biến.
Đó là lý do vì sao khi hướng dẫn khách hàng trồng các loại cây xanh công trình, cây hoa, cây ăn quả hay cây trồng thảm,… chúng tôi đều lưu ý mọi người là dọn sạch thực địa.
Về đất trồng
Đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt. Trước khi trồng nên đào hố trước để phơi ải được càng tốt, đặc biệt là những khu vực đất có độ ẩm cao, đất trũng thì nên đắp ụ đất hoặc lên luống cao. Bổ sung thêm vôi bột vào đất cải tạo đất, tăng pH, giảm hoạt động của nấm.
Thoát nước tốt là điều kiện vô cùng quan trọng đối với đất trồng cây công trình cũng như nhiều loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp khác. Bởi vì, Pythium và Phytophthora là những vi sinh vật giống nấm, có thể sản sinh ra các du động bào tử di chuyển được trong môi trường nước.
Điều kiện thoát nước tốt là biện pháp canh tác, phòng trừ nấm hại cây trồng chủ yếu trong các chương trình IDM (quản lý bệnh hại cây trồng).
> Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng
Về phân bón
Sử dụng phân NPK cân đối, tránh để thừa N. Ưu tiên dùng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, bởi trong đó có nhiều vi sinh vật đối kháng giúp hạn chế nguồn bệnh. Bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma trực tiếp vào đất hoặc trộn cùng phân lót để tăng lợi ích cho đất.
Về cây trồng
Lựa chọn cây công trình có sức khỏe tốt, sạch sâu bệnh. Muốn trồng loại cây nào bạn liên hệ ngay với Cây Ba Miền, hiện nay nhà vườn chúng tôi có tới hơn 300 loại cây xanh công trình bao gồm: cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây hoa công trình, cây trồng thảm – trồng viền,….
Không chỉ có nguồn cây trồng đa dạng, số lượng lớn đảm bảo cung cấp cho mọi công trình, dự án lớn nhỏ mà chúng tôi còn cam kết về chất lượng. Cây được chăm sóc kỹ lưỡng tại vườn, đảm bảo sạch sâu bệnh, tỷ lệ sống cao, sức sinh trưởng tốt. Hơn nữa, báo giá còn đặc biệt tốt, vì khách hàng được mua cây trực tiếp tại vườn, không qua trung gian.
Biện pháp sinh học
Đây là các xử lý nấm bệnh trong đất hiệu quả nhất. Chúng ta sử dụng các vi sinh vật có lợi hoặc các chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng. Trichoderma bacillus là lựa chọn đầu tiên, kết hợp thêm chế phẩm EM HLC (đặc trị tuyến trùng) để tăng hiệu quả phòng nấm hại cây trồng, tăng đề kháng cho cây.
Nên sử dụng các chế phẩm này trước khi trồng cây để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bộ đôi trị nấm khuẩn là Nano bạc đồng & Nano đồng oxyclorua HLC. Đây là “bộ đôi vàng” trong làng diệt nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh hại trên cây trồng.
Biện pháp hóa học
So với các biện pháp trên, việc sử dụng thuốc hóa học hiệu quả thấp hơn. Bởi các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn chủ yếu trong đất, xâm nhiễm vào rễ và cổ rễ sát mặt đất.
Tuy nhiên, khi cây công trình bị bệnh hại nặng, để tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh lây lan thì nên phun thuốc hóa học. Gợi ý một số loại thuốc diệt nấm hại cây trồng phổ biến: Ridomil Gold, Viroval, Rovral, Aliette, Ridomil, Carbendazim, Benlat,….
Với các loại nấm gây hại cho bộ lá, các bệnh như: đốm lá, gỉ sắt, sương mai,… thường gây hại mạnh trong điều kiện lá ướt, thời tiết ấm. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu nấm bệnh phải phun thuốc ngay. Một số loại thuốc phòng trừ bệnh nấm hại trên lá cây trồng hiệu quả nhanh như: Score 250EC, ANTRACOL 70WP, Saizole 5SC, Anvil, Topsin, Ditacin,….
Lưu ý khi áp dụng biện pháp hóa học:
- Phun thuốc trước khi nấm bệnh biểu hiện rõ ràng
- Luân phiên dùng thuốc đặc trị nấm (không nên dùng duy nhất 1 loại)
- Phun theo nồng độ khuyến cáo với khoảng cách đồng đều giữa mỗi lần phun
Theo Cây Ba Miền thì mọi người vẫn nên ưu tiên các loại thuốc sinh học nha.
Nếu bạn muốn sở hữu cây trồng công trình đẹp, chất lượng, giá tốt thì hãy liên hệ ngay với Nhà vườn Cây Ba Miền theo số hotline 0961 486 620 (Mr Phúc) hoặc 0363 463 666 (Mr Hùng). Ngoài cung cấp cây chúng tôi còn có dịch vụ thi công trồng cây xanh công trình trọn gói. Quy trình trồng cây bao gồm cả công đoạn xử lý đất trồng, hạn chế tối đa sự phát triển của nấm bệnh, bảo đảm môi trường tốt nhất cho cây phát triển.
Chúc bạn thành công!