Thiết mộc lan (hay còn gọi là cây phát lộc) là loại cây phong thủy được ứng dụng chủ yếu trong thiết kế nội thất, trang trí cảnh quan sân vườn. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!
1. Giới thiệu chung về cây thiết mộc lan
- Tên thường gọi: Thiết mộc lan, cây phát lộc
- Tên khoa học: Dracaena fragrans
- Họ thực vật: Họ Dracaenaceae
- Nguồn gốc xuất xứ: Tây Phi

2. Đặc điểm cây thiết mộc lan
2.1. Đặc điểm hình thái
Thân cây
Thiết mộc lan là loại cây thân gỗ cột, chiều cao trung bình từ 1,5 – 3m, khi trồng trong tự nhiên thì chiều cao của cây có thể đạt đến 6m. Thân cây màu nâu xám, khi cắt ngang thì quanh vị trí thân cây bắt đầu mọc rất nhiều chồi non
Lá cây
Lá thiết mộc lan xanh dài, bóng gần giống lá cây ngô. Lá cây thường mọc quanh thân, chiều dài lá có thể dài trên 1m và rộng 10cm. Mép lá nguyên, phiến lá có sọc vàng và thường xanh quanh năm
Hoa thiết mộc lan
Hoa thiết mộc lan màu trắng, mọc thành chùm và có hương thơm ngào ngạt. Hoa thường nở vào mùa lạnh, khi thời tiết chuyển từ Đông sang Xuân. Cây rất khó cho ra hoa, nếu được chăm sóc đúng cách thì cây mới cho ra hoa đẹp và đúng mùa

2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Thiết mộc lan là loại cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá chậm nhưng sức sống lại vô cùng bền bỉ. Cây ưa sáng, ưa đất ẩm và rất dễ chăm sóc. Bạn chỉ cần cắm một cành nhỏ của cây xuống đất là cây có thể phát triển được thành một cây thiết mộc lan khỏe mạnh
3. Ứng dụng của cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan với hình dáng độc đáo, lá lại xanh tốt quanh năm nên thường được trồng trong các chậu sứ để làm cây cảnh trang trí nội thất trong nhà, phòng khách, phòng làm việc. Ngoài ra cây còn được đặt ở những nơi khác như hành lang, đại sảnh, giếng trời, sân vườn để làm cây trang trí cảnh quan không gian
Không chỉ vậy, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, trồng cây thiết mộc lan trong phòng còn giúp loại bỏ các độc tố gây ô nhiễm, thanh lọc không khí cho căn phòng

4. Ý nghĩa phong thủy cây thiết mộc lan
Bên cạnh việc là cây trang trí nội thất, ngoại thất, cây thiết mộc lan còn là một loại cây mang ý nghĩa phong thủy được rất nhiều người quan tâm. Cây tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Khi mua cây, gia chủ thường tính toán theo số cành hoặc số chậu, cụ thể như sau:
- 2 cành: Tượng trưng cho sự may mắn, vẹn tròn trong tình yêu
- 3 cành: Đại diện cho hạnh phúc
- 5 cành: Sức khỏe dồi dào
- 8 cành: Sinh tài, sinh lộc
- 9 cành: Hạnh phúc viên mãn, tài lộc dồi dào
Tùy vào nhu cầu mỗi người mà bạn hãy lựa chọn mua cho mình loại cây phù hợp nhé!

5. Cây thiết mộc lan hợp với người tuổi nào, mệnh gì?
Cây thiết mộc lan là loại cây đại diện cho hành Mộc, đặc biệt là những người sinh năm đây là những người năng động, sáng tạo và giàu lòng vị tha. Gia chủ mệnh Mộc trồng cây thiết mộc lan trong nhà sẽ luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, thăng tiến trong công việc, sự nghiệp, gia đình con cái luôn quây quần, khỏe mạnh. Ngoài ra, những người mệnh Hỏa cũng có thể trồng loại cây này trong nhà
6. Vị trí trồng cây thiết mộc lan trong nhà
Vị trí thích hợp nhất để đặt cây thiết mộc lan trong nhà là hướng Đông hoặc Đông Nam. Tuy nhiên bạn vẫn nên lựa chọn những nơi có nguồn ánh sáng tốt như gần cửa hoặc ban công để cây có thể dễ dàng hấp thụ các sinh khí từ bên ngoài vào căn nhà của bạn

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan
7.1. Kỹ thuật trồng
Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều cây thiết mộc lan đã được trồng sẵn trong chậu với giá vài trăm nghìn tùy kích thước cây. Tuy nhiên, việc tự trồng cây tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và mang ý nghĩa hơn. Sau đây sẽ là 3 cách trồng chủ yếu được rất nhiều người áp dụng
Trồng cây trong nước
Trước tiên bạn cần chuẩn bị một chiếc bình thủy tinh thật đẹp, nước có pha dung dịch dinh dưỡng. Tiếp đó rửa bộ rễ cây thật sạch và cắm vào bình. Với cách trồng thủy sinh này thực hiện khá đơn giản lại đẹp mắt. Bạn có thể đặt cây trên bàn làm việc hoặc treo tại ban công, cửa sổ đều được
Trồng cây bằng thân
Thân cây thiết mộc lan sau khi bị chặt đi để tạo dáng thì có thể tận dụng để trồng thành một cây mới, tuy nhiên bằng cách này cây sẽ cần được chăm sóc nhiều hơn. Bạn cần ngâm thân cây trong dung dịch kích rễ khoảng 1 giờ để cây kịp mọc rễ trước khi thân cây hết chất dinh dưỡng.
Trong thời gian đầu trồng cây, bạn cần để cây dưới ánh nắng mặt trời để giúp cho quá trình quang hợp của cây phát triển tốt
Trồng cây bằng gốc
Đây là cách trồng mang lại hiệu quả cao nhất, vừa đơn giản, cây lại có thể sống lâu hơn. Sau khi cắt tỉa phần ngọn và thân cây, đem gốc trồng xuống đất và chăm sóc thật tốt, cây sẽ đâm chồi và khỏe mạnh

7.2. Kỹ thuật chăm sóc
Đất trồng
Đất trồng cây nên là loại đất tơi xốp, đảm bảo quá trình thoát nước tốt
Tưới nước
Cây thiết mộc lan rất háo nước, bạn cần cung cấp đầy đủ nước để cây phát triển khỏe mạnh. Cây trồng trong nhà có thể tưới 2 – 3 lần/ tuần vào mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều tối
Ánh sáng
Cây thiết mộc lan rất ưa sáng, bạn nên lựa chọn những nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào như hành lang, ban công, giếng trời,…Nếu trồng cây trong nhà, mỗi lần nên để cây phơi nắng vài tiếng để kích thích quá trình quang hợp của cây
Dinh dưỡng
Duy trì 2 – 3 tháng bón cho cây 1 lần phân NPK, mỗi lần bón là một nắm nhỏ. Khi bón phải rải đều xung quanh phần gốc cây để phân dễ thẩm thấu và không gây cháy gốc
Phòng trừ sâu bệnh
Cây có sức sống mạnh mẽ, rất ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn xuất hiện sâu cuốn chiếu bám quanh, bạn có thể dùng tay bắt đi là được

Trên đây là một vài thông tin về Cây thiết mộc lan mà Cây Ba Miền mang đến cho bạn, hy vọng phần nào đó đã giúp bạn có thêm kiến thức về loại cây này. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây trồng nội thất trong nhà hoặc văn phòng làm việc mang ý nghĩa phong thủy thì cây thiết mộc lan là một trong những sự lựa chọn vô cùng thích hợp
Bạn quan tâm sản phẩm, xin hãy để lại số điện hoặc email để nhân viên tư vấn kỹ hơn về sản phẩm. Ngoài ra, Công Ty TNHH Cây Ba Miền còn cung cấp nhiều sản phẩm cây công trình, cây bóng mát, cây ăn quả chất lượng cao, bạn có thể tham khảo qua caybamien.vn nhé. Chúc các bạn thành công!
Hotline: 0823666620

Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.