Trồng cây Lộc Vừng bạn đã bao giờ gặp phải hiện tượng lá đang xanh tốt, bỗng nhiên bị vàng, khô lại và rụng? Cây Lộc Vừng bị vàng lá, khô cành là bệnh thường gặp trong quá trình trồng và chăm sóc Lộc Vừng. Vậy nguyên nhân cây rụng lá bất thường là do đâu và làm sao để cứu cây hãy cùng các chuyên gia Cây Ba Miền phân tích nha.
Nguyên nhân và cách khắc phục cây Lộc Vừng bị vàng lá
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi muốn nhắc bạn rằng: Lộc Vừng là cây rụng lá vào mùa Xuân. Khoảng sau Tết, độ tháng 2 – 3 cây bước vào thời kỳ thay lá. Lá cây đồng loạt chuyển sang màu vàng, màu nâu đỏ rồi rụng khỏi cành, sau đó đâm chồi lá mới. Nếu thấy cây có hiện tượng vàng lá vào mùa này thì bạn không cần lo lắng nha.
Tuy nhiên, vào các mùa còn lại trong năm, khi lá cây đang xanh tốt mà xảy ra hiện tượng vàng lá, rụng lá, khô cành thì cần kiểm tra ngay. Có nhiều nguyên nhân khiến lá cây Lộc Vừng bị vàng. Bằng kiến thức cùng kinh nghiệm trồng, chăm sóc Lộc Vừng nhiều năm, các kỹ thuật viên của Cây Ba Miền sẽ chia sẻ các nguyên nhân chính thường gặp dưới đây:
Cây bị thiếu dinh dưỡng
Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, nếu lâu ngày không bón phân cây bị thiếu chất lá sẽ chuyển sang màu vàng, không mọc nhánh mới, không ra hoa. Nhìn vào hiện tượng của lá bạn có thể đoán cây đang thiếu chất gì để bổ sung kịp thời.
- Thiếu đạm: Màu lá nhạt, phiến lá hẹp, mỏng, thẳng đứng, hơi cuộn, dễ bị rụng và chết cành.
- Thiếu lân: Lá có màu xanh sạm
- Thiếu mangan: Lá vàng từ cuống đến chóp
- Thiếu kali: Phiến lá có màu nâu vàng (gần đỉnh lá), phần cuống lá bị mất màu
- Thiếu kẽm: Lá vàng, gân xanh, nhỏ, xếp dày
- Thiếu boron: Trên lá già có đốm cháy vàng, bìa lá xuất hiện vài đốm nâu
- Thiếu molypden: Trên lá có các đốm vàng lớn, sau đó lan dần ra cả lá
- Thiếu calcium: Lá nhỏ và dày
Cách khắc phục: Bổ sung phân bón cho cây. Để phân nhanh ngấm, cây dễ hấp thu thì nên hòa phân với nước để tưới.
Bón quá nhiều phân
Bón ít phân không được mà bón nhiều phân quá cũng không nên. Bón nhiều phân sẽ khiến lá xuất hiện những vết lồi lõm không bằng phẳng, bị vàng lá và rụng dần.
Cách khắc phục: Chúng ta sẽ ngưng tưới nước và bón phân cho cây, rắc vài hạt rau cải vào chậu hoặc xung quanh gốc (với cây công trình). Khi cây con mọc lên vài ngày thì nhỏ bỏ, cách này có thể giảm bớt phân bón còn dư trong đất.
Cây bị thiếu nước
Một trong những nguyên nhân cây Lộc Vừng bị vàng lá phổ biến biến nay. Do chúng ta để cây bị khô hạn trong thời gian dài. Nếu bạn thấy lá đang xanh chuyển sang màu vàng nhạt, rủ xuống, cuống lá bị mềm thì tức lá cây đang thiếu nước.
Cách khắc phục: Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ những lá bị vàng, khô héo. Sau đó, tưới nước bổ sung trên bề mặt và dưới rễ của cây. Khi cây dần phục hồi có thể hòa phân bón lá với nước để tưới.
Cây bị ngập úng, thối rễ
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng lá bị vàng, rụng lá bất thường ở Lộc Vừng và các loại cây hoa công trình, cây xanh. Lộc Vừng là cây ưa ẩm bạn có thể trồng nó trong áng, bể, hồ cá,… Nhưng chỉ nên để nước ngập 1/3 rễ và trên phải có chất trồng. Nếu nước ngập cao cây dễ bị úng, thối rễ.
Cây trồng trong chậu hoặc công trình do tưới nước quá nhiều, đất trồng lại thoát nước kém cũng sẽ khiến rễ bị thối. Từ đó làm cản trở quá trình hấp thu nước, chất dinh dưỡng để nuôi cây. Từ đó gây hiện tượng vàng lá, cây Lộc Vừng bị khô lá và chết dần.
Cách khắc phục: Dừng tưới nước, đưa cây ra khỏi chậu để rễ nhanh khô hơn. Tỉa bỏ những rễ đã bị hư hay những đoạn có màu nâu, thối rữa và bốc mùi, chỉ giữ lại những rễ khỏe mạnh, săn chắc. Sau đó trồng vào chậu mới có đất tơi xốp, độ thoáng cao, có khả năng thoát nước tốt. Khi thấy bề mặt cây đã khô ráo thì bắt đầu tưới nước và chăm sóc như bình thường. Sau 7 – 10 ngày có thể bón phân cho cây phục hồi nhanh hơn.
Thiếu ánh sáng tự nhiên
Nhiều người thích trồng cây Lộc Vừng trong chậu và để ở ban công, sân thượng, hiên nhà, phòng khách,…. Đặc tính của Lộc Vừng là cây ưa sáng, nếu đặt cây ở nơi bóng râm khoảng thời gian dài, lá dễ bị vàng, héo và rụng.
Cách khắc phục: Đưa cây ra ngoài trời hay vị trí có ánh sáng tốt chẳng hạn như sân vườn trước nhà, sân thượng,…. Đồng thời, sử dụng thêm phân bón lá đầu trâu cho lá cây xanh tốt trở lại.
>> Trước nhà là một trong các vị trí trồng cây cảnh đẹp, hãy tìm hiểu xem: Có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà
Do thời tiết nắng nóng
Bệnh vàng lá cây Lộc Vừng còn do diễn biến thời tiết thất thường. Sự biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao khiến cây bị mất nước, không đủ dưỡng chất nuôi lá. Vì vậy, vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao thường dẫn đến hiện tượng lá bị vàng héo.
Cách khắc phục: Che chắn hoặc đưa cây vào bóng râm, tưới nước thường xuyên hơn để cây được mát, tưới thêm phân bón lá để cây ra chồi mới.
Do sâu bệnh hại
Một số loài sâu bệnh trên cây Lộc Vừng dẫn đến hiện tượng vàng lá thường là sâu đục thân. Chúng đục vào thân, cành và lấy đi chất dinh dưỡng trong cây, khiến cây suy yếu và chết dần đi, dẫn đến tình trạng vàng lá, khô cành.
Cách khắc phục: Sử dụng các loại thuốc Kiểm tra thấy sâu đục thân, đục cành cần xử lý ngay tránh để chúng lan rộng. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có tính dẫn lưu rải quanh gốc hoặc bơm trực tiếp vào lỗ đục. Tham khảo một số thuốc như: Afudan 3GR, Abamectin, Sherpa, Reasgant 3.6EC, Basudin,…
Cách chăm sóc phòng cây Lộc Vừng bị vàng lá
Sau khi đã xác định được nguyên nhân chúng ta có thể dễ dàng thực hiện việc cứu trị, khôi phục sự sống cho cây. Sau đây là một số giải pháp hữu ích được chia sẻ bởi những chuyên gia về cây xanh của nhà vườn Cây Ba Miền.
Chọn vị trí trồng phù hợp
Lộc Vừng là cây ưa sáng, thích nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Để cây phát triển tốt cần chọn những vị trí thông thoáng, đón nhận được nhiều ánh sáng (lý tưởng nhất là 6 – 8 giờ/ngày).
Trường hợp bạn muốn trồng cây trong nhà nên chọn nơi có ánh sáng tốt như gần cửa sổ, ban công, giếng trời,…. Trường hợp, nơi bạn muốn đặt nhưng ánh sáng không tốt thì mỗi tuần phải cho cây ra tắm nắng 2 – 3 lần vào buổi sáng để cây quang hợp tốt, tránh được tình trạng cây Lộc Vừng bị vàng lá.
Tưới nước hợp lý
Duy trì lượng nước đều đặn 2 – 3 lần/tuần. Nếu thời tiết nắng nóng thì 1 – 2 ngày tưới 1 lần. Nếu trời râm mát thì vài ngày tưới 1 lần, trời mưa có thể dừng tưới và chú ý thoát nước tránh ngập úng. Nếu trồng cây trong nước thì chú ý để mực nước ở khoảng 1/3 – 1/2 rễ cây, nếu cao hơn cần thoát nước ngay.
Cung cấp đủ dinh dưỡng
Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây, không thừa cũng không thiếu. Lúc đầu mới trồng hạn chế dùng phân hóa học, ưu tiên các loại phân bón hữu cơ (phần bò, phân gà đã ủ hoai mục), phân trùn quế.
Khi cây phát triển tốt Định kỳ 1 – 2 tháng bón phân 1 lần, sử dụng NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu.
Chú ý các thời điểm bón phân quan trọng cho cây:
- Giai đoạn tăng trưởng: Sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 501 hoặc 502
- Thời kỳ kích thích ra hoa: Sử dụng phân Đầu Trâu 701 hay 702
Cắt tỉa giữ tán thoáng
Thường xuyên cắt tỉa, bỏ đi những cành nằm khuất dưới tán, cành mọc lộn xộn hoặc cành có yếu để tập trung dinh dưỡng nuôi cây khỏe mạnh. Việc cắt tỉa cho cây Lộc Vừng không chỉ tạo tán đẹp mà còn giúp cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại.
Trên đây là những phân tích làm rõ cho câu hỏi “tại sao cây Lộc Vừng bị vàng lá”. Hy vọng những thông tin Cây Ba Miền mang đến sẽ hữu ích với bạn trong quá trình chăm sóc cây cảnh đẹp và ý nghĩa này. Để mua cây Lộc Vừng cổ thụ, hàng công trình lâu năm, cây đã dâm ủ kỹ,… vui lòng gọi ngay số HOTLINE 0961.486.620 để được phục vụ tốt nhất.
Không chỉ mua bán cây công trình chất lượng, nhà vườn chúng tôi còn cung cấp trọn gói dịch vụ cây xanh chuyên nghiệp như: vận chuyển giao hàng toàn quốc, trồng cây và chăm sóc – cắt tỉa cây định kỳ, thiết kế sân vườn, trồng cỏ,… đảm bảo mang đến những không gian xanh ấn tượng, trong lành.
Xin cảm ơn và chúc bạn nhiều sức khỏe, thành công, hạnh phúc!