Cây Dổi không phải là cây công trình đơn giản mà còn có giống cây có tiềm năng phát triển kinh tế cực kỳ tốt. Tại Hòa Bình và nhiều tỉnh thành miền núi phía Bắc, Dổi là cây trồng hái ra “vàng”. Không chỉ là cây rừng cho nguồn gỗ tốt, mà còn cho hạt “quý”. Hạt dổi được dùng làm thuốc và gia vị, giá bán tới gần 2 triệu đồng/kg.
Nếu bạn đang có ý định tìm mua và trồng cây hạt Dổi chắc chắn không thể bỏ qua bài viết bổ ích này. Không chỉ cung cấp đầy đủ các thông tin về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc, Cây Ba Miền còn gợi ý địa chỉ mua cây uy tín, giá rẻ, chất lượng tốt nhất.
Tìm hiểu thông tin cơ bản và đặc điểm của cây Dổi
Dổi hay tên gọi khác là Giổi, một loại cây đặc hữu tại Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc (đặc biệt là Hòa Bình) và các tỉnh Tây Nguyên. Tên khoa học của cây Giổi là Michelia tonkinensis, thuộc chi Ngọc Lan, thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae). Ngoài ra, giống cây này còn có tên gọi khác là Dổi nếp, Dổi Bắc, Dổi Hòa Bình,….
Hình thái thực vật học
Làm sao dể nhận biết được Cây Dổi? Hiển nhiên là mọi người sẽ căn cứ vào những đặc trưng về hình thái bên ngoài của cây như lá, cành, hoa và quả.
Thân và cành
Cây Dổi là loại cây thân gỗ lớn, có chiều cao lên đến 30m, đường kính thân cây có thể lớn tới 100cm. Thân cây thẳng tắp, tròn đều, ít phân cành, tán lá hình dù, đường kính tán có thể lên đến 5 – 7m. Vỏ cây nhẵn bóng, có màu trắng. Cành non của cây thường có lông tơ mịn, khi lớn sẽ mất dần.
Lá Dổi
Lá cây Dổi mọc đơn, hình dáng tựa giống lá cây cà phê, dài khoảng 15cm, rộng từ 5 – 6cm. Lá có màu xanh lục, hình bầu dục, đỉnh lá nhọn, đáy lá hình nêm rộng, bề mặt nhẵn bóng, khi vò nát sẽ có mùi thơm rất đặc trưng.
Hoa cây Dổi
Dạng hoa đơn, thường mọc ở đầu cành, cuống có lông.. Hoa có màu vàng nhạt, mỗi bông có 9 cánh, chia thành 3 lớp với độ dài khác nhau. Hoa Dổi có hương thơm ngát, thường mọc từ tháng 3 – 4 hàng năm.
Quả và hạt Dổi
Quả mọc thành chùm, dạng quả kép dài từ 6 – 10cm, có hình bầu bục thắt eo giống như củ lạc. Khi còn non quả có màu xanh khi chín chuyển trang màu xám, vỏ quả xù xì, có nhiều đốm sáng màu. Quả thường chín vào tháng 9 – 10, khi chín thì vỏ sẽ tách đôi ra lộ hạt ở bên trong.
Quả có nhiều hạt hình trứng thuôn hoặc cầu dẹt. Mỗi quả có từ 1 – 5 hạt màu đỏ. Hạt cây Dổi sau khi phơi khô sẽ chuyển sang màu nâu hoặc đen.
> Xem ngay: Đặc điểm cây hoa Mộc Lan – một loại cây công trình hoa đẹp cũng thuộc họ Magnoliaceae
Đặc tính sinh trưởng của cây
Dổi là cây ưa sáng, có đặc tính hướng sáng tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi còn nhỏ cây Dổi có thể chịu bóng, khí trưởng thành thì ưa sáng toàn phần.
Giống cây này ưa đất sâu, thoát nước tốt. Có thể trồng trên nhiều loại đất feralit phát triển trên , phiến thạch sét, phiến thạch mica, macma axit, gnai, micasit. Điều kiện thời tiết để cây sinh trưởng tốt là những nơi có nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 15 độ C, lượng mưa trung bình khoảng 1500 – 2500mm/năm, độ cao không quá 1000m so với mặt nước biển.
Phân loại Dổi ăn hạt và Dổi lấy gỗ
Cây Dổi chia thành 2 loại chính, dựa theo giá trị đặc thù của nó. Cùng Cây Ba Miền tìm hiểu một vào điểm đặc trưng để phân biệt hai loại cây Giổi này.
Dổi ăn hạt
Đây chính là loại cây chúng ta tìm hiểu hôm nay – Michelia tonkinensis. Điểm khác biệt của nó là không có sẹo lá kèm trên cuống lá, noãn cũng ít lá (thường dưới 10 lá). Kích thước lá cũng nhỏ hơn Dổi xanh.
Cây Dổi xanh lấy gỗ
Tên khoa học của loại Dổi này là Michelia mediocris, hạt của nó không ăn được vì rất đắng. Về cơ bản, đặc điểm hình thái của Dổi xanh giống với Dổi ăn hạt. Điểm khác là bộ nhụy có hình trụ dài, có từ 15 – 20 lá noãn rời các đại trưởng thành nhiều. Quả không có cuống, không có eo thắt.
Giá trị tuyệt vời của cây Dổi
Những năm gần đây, Dổi được xem là một loại cây phát triển kinh tế tuyệt vời, được nhân rộng và trồng ở nhiều tỉnh thành phía Bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Phú Thọ,… hay một số tỉnh Tây Nguyên như: Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Nhiều người dân còn ví von nó là “cây vàng đen” đem lại giá trị kinh tế cao.
Cụ thể tác dụng của cây Dổi là gì hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu ngay sau đây:
Hạt Dổi có giá trị kinh tế cao
Hiện nay, giá bán hạt Dổi khoảng 600.000 đồng 1kg hạt tươi và tầm 2.000.000 đồng 1kg hạt khô. Trung bình một cây Dổi trưởng thành sẽ cho khoảng 20 – 30kg hạt khô/vụ. Những cây mới trồng sản lượng hạt cũng khoảng 7 – 9kg hạt khô/vụ.
Tính ra giá trị kinh tế nó mang đến là từ 14.000.000 – 60.000.000 đồng/cây/vụ. Đây là con số “khủng” so với nhiều loại cây ăn quả, cây lấy hạt khác.
Hạt Dổi được chia làm 2 loại là hạt Dổi nếp và Dổi Tẻ, đều có thể dùng làm dược liệu chữa bệnh. Loại thường dùng để nấu ăn, làm gia vị là hạt cây Dổi nếp, là loại gia vị quen thuộc trong các món ăn đặc sản vùng Tây Bắc, tạo nên hương vị đặc biệt cho các món nướng, đồ chấm.
Đến đây nhiều bạn hẳn sẽ thắc mắc, cây Dổi trồng bao lâu thì thu hoạch? Theo đó, giống cây thực sinh phải mất khoảng 9 – 10 năm để trưởng thành và cho thu hoạch quả. Còn giống cây Dổi ghép thì chỉ khoảng 3 – 4 năm có thể thu hoạch.
> Mua cây Trầm Hương (Dó Bầu) – Loài cây khai thác gỗ có giá trị cao, cây bóng mát tán rộng, xanh quanh năm
Khai thác gỗ
Ngoài thu hoạch quả, loài cây này cũng có thể cho khai thác lấy gỗ sau khoảng 20 – 30 năm trồng. Mỗi cây cho khoảng từ 1 – 2 mét khối gỗ. Giá thị trường hiện nay là 15.000.000/m3.
Gỗ cây Dổi rừng có kết cấu mịn, thớ thẳng, ít bị sâu mọt tấn công, khả năng chống cong vênh tốt. Vì vậy, loại gỗ này khá được yêu thích trong ngành nội thất. Nó được dùng để sản xuất bàn ghế, kệ tivi, tủ trang trí, tủ quần áo,… và nhiều món đồ nội thất cao cấp khác.
Tác dụng của cây Dổi trong y học
Các bộ phận như cành, lá, quả và hạt của loại cây này có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, cây Giổi là vị thuốc quý có mùi thơm nhẹ, vị cay, tính mát. Trong Y học hiện đại, nhiều nhà khoa học cũng đã nghiên cứu về loại dược liệu này và cũng chứng minh nó có nhiều công dụng chữa bệnh như:
Vỏ cây giổi: Có thể sử dụng vỏ Dổi trong các bài thuốc chống loạn nhịp tim, sốt rét, giãn mạch bởi nó chứa tới 0.24% tinh dầu và alkaloid. Ngoài ra, vỏ loài cây này còn có nhiệt hoạt chất giúp nhuận tràng, trừ hò, chống khuẩn, trị táo bón.
Thân cành: Trong bộ phận này của cây người ta tìm thấy nhiều hoạt chất tốt như Camphor (23,8%), α -caryophyllen 15,6%, safrol 14,3% và elemicin 13,7%,… Đây là những dưỡng chất tốt cho đường tiêu hóa, điều trị hiệu quả chứng ăn không tiêu, kích thích hệ tiêu hóa.
Thịt và hạt: Tinh dầu chiết xuất từ 2 bộ phận này chứa chủ yếu là Safrol, methyl eugenol công dụng chính là trị sốt rét, cải thiện bệnh đau nhức xương khớp. Ngoài ra, hạt Dổi có thể dùng để ngâm rượu, làm rượu thuốc để xoa bóp giúp hỗ trợ bệnh lý về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp.
> Có thể bạn quan tâm: Cây Vối trị bệnh gì?
Cây công trình cho bóng mát, cảnh đẹp
Ngoài những tác dụng chính kể trên cây Dổi hiện nay được trồng nhiều ở sân vườn, các công trình đô thị, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng,… để làm cây công trình cho bóng mát. Dáng cây cao thẳng, tán dù đẹp và rộng, có thể tạo cảnh quan xanh, giúp lọc bụi, thanh lọc không khí đem đến sự tươi mát và trong lành.
Kỹ thuật trồng cây Dổi đơn giản
Nhân giống và trồng cây này không khó, chỉ cần bạn nắm rõ những đặc trưng về sinh thái của cây. Để dễ dàng hơn bạn có thể theo dõi cách trồng được Cây Ba Miền hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Cách nhân giống cây Dổi
Cây giống có thể ươm bằng hạt hoặc chiết cành, ghép cành. Dổi thực sinh được ươm bằng hạt khoảng 9 – 10 năm mới bắt đầu cho quả, còn cây ghép hoặc chiết thì chỉ khoảng 3 – 4 năm. Cây Ba Miền sẽ hướng dẫn bạn từng phương pháp nhân giống cây Giổi.
Nhân giống bằng cách ươm hạt
Đem hạt ngâm trong nước từ 4 – 5 tiếng rồi vớt ra rửa sạch, ủ trong bao vải khoảng 7 – 10 ngày. Khi hạt đã nứt nanh hoặc lên 2 lá mầm thì đem cấy vào bầu. Giá thể bầu được chuẩn bị theo tỷ lệ sau: 89% đất vườn ươm hoặc đất rung, 10% phân chuồng ủ hoai mục, 1% phân NPK (5:10:50) hoặc (10:10:5). Sử dụng túi bầu Polyetylen, xung quanh có đục lỗ để thoát nước.
Tưới nước hành ngày để cung cấp độ ẩm cho đất. Khi cây con cao khoảng 10 – 15cm thì đảo bầu, phân loại chiều cao để dễ dàng chăm sóc những cây phát triển kém. Sau khoảng 2 tháng có thể tưới phân NPK (5:10:5) hòa lãng với nước nồng độ 0,5%.
Đến khoảng tháng thứ 3 – thứ 4 tiếp tục đảo bầu, phân loại một lần nữa. Sau 4 tháng có thể giảm độ che phủ đi một nửa, cho cây làm quen dần với ánh nắng mặt trời. Đến tháng thứ 6 thì bỏ hoàn toàn giàn che.
Cây con được 8 – 10 tháng tuổi, cao từ 40 – 50cm thì đem trồng. Ngưng tưới nước từ 3 – 4 tuần trước khi trồng cây.
Nhân giống bằng ghép cành
Chọn cành ghép từ những cây sai quả, ghép với gốc cây Dổi thực sinh. Hiện nay, các vườn ươm đều thực hiện ghép cây từ khi còn nhỏ để cây thích nghi, phát triển ngay từ đầu.
Chọn cành ghép có mắt ngủ hơi nhú, chưa bật chồi non. Vị trí trên gốc ghép là đoạn thân chưa hóa gỗ hoàn toàn.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt chéo đoạn gốc cành ghép (hình nêm) và chẻ đoạn đầy gốc ghép (chú ý nên chẻ lệch về một bền không cắt vào phần lõi trắng của thân). Nối cành ghép và khe trên gốc ghép, dùng nilon cuốn chặt, đảm bảo nước không thể ảnh hưởng đến đoạn ghép.
Khi cành ghép bật chồi và phát triển ổn định, sinh trưởng bình thường, lá xanh khỏe mạnh, không sâu bệnh thì đem trồng.
Cách có cây giống đẹp, khỏe mạnh, chất lượng cao mà không bất công ươm, ghép, chờ đợi đó là đến các vườn ươm uy tín như Cây Ba Miền. Hầu hết các nhà vườn hiện nay đều cung cấp cả cây Dổi thực sinh và Dổi ghép, tuy theo nhu cầu để chọn mua cho phù hợp.
Trồng cây giống ươm từ hạt thời gian cho quả khá lâu, nhưng tuổi thọ của cây cao, trung bình từ 90 – 100 năm. Mua giống cây Dổi ghép thời gian ra quả, thu hạt nhanh hơn, chỉ khoảng 3 – 4 năm, tỷ lệ đậu quả là 100%. Tuy nhiên, giống cây ghép có tuổi thọ chỉ 25 – 35 năm, chiều cao chỉ khoảng 5 – 7m.
> Đọc thêm: Cách nhân giống cây Chiêu Liêu và hướng dẫn từng bước trồng cụ thể
Thời vụ trồng cây
- Miền Bắc: vụ Xuân hoặc đầu vụ Hè, từ tháng 3 – 6
- Bắc Trung Bộ: thời điểm trồng thích hợp là tháng 10 – 11
- Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ: trồng vào tháng 6 – 8 là đẹp nhất.
Kỹ thuật trồng cây Dổi
Tùy theo mục đích trồng cây mà chúng ta có những phương thức trồng khác nhau: trồng theo băng, trồng theo đám hoặc trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Cách trồng cơ bản giống nhau:
Đào hố: Cuốc hố có kích thước lớn hơn đường kính bầu từ 20 – 30cm. Mật độ trồng cây cách cây từ 6 – 7m, hành cách hàng là 4m. Nếu trồng ở sân vườn hoặc các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng sinh thái,… mật độ 4x4m là đẹp.
Bón lót: Trước khi trồng trộn đất mặt cùng phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân hữu cơ, thêm một chút vôi bột, trấu mục hoặc xơ dừa rồi cho vào hố.
Tiến hành trồng cây: Rạch bỏ vỏ bầu và toàn bộ dây buộc (nếu có). Chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu đất, ảnh hưởng đến rễ cây. Cùng dụng cụ bới một hố nhỏ bằng kích thước bầu cây, đặt cây đứng thắng ở giữa hỗ, lấp đất và nén chặt xung quanh bầu. Vun thêm đất mặt đắp xung quanh cổ rễ. Sau đó tưới nước đẫm gốc.
Ngoài việc tự trồng bạn có thể tham khảo dịch vụ thi công trồng cây trọn gói của nhà vườn chúng tôi. Đảm bảo phục vụ từ a-z, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Bên cạnh đó, nhà vườn còn mua bán cây tai chua, cây chay, cây sấu, cây vối,… và rất nhiều loại cây mang đặc trưng vùng miền khác. Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Cách chăm sóc định kỳ cây Dổi
Để cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh, nhanh cho hoa và kết quả thì các điều kiện chăm sóc 5 năm đầu cực kỳ quan trọng. Các bạn chú ý đến các điểm sau đây:
Chăm sóc năm thứ nhất
Sau khi cây Dổi trồng được 3 tháng phải phát quang thực bì, loại bỏ dây leo, cỏ dại xâm lấn. Xới xung quanh gốc cây, bán kính khoảng 1m.
Chăm sóc năm thứ hai
Đây là thời điểm quan trọng cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, cần chăm sóc 3 lần/năm.
- Lần 1: Đầu vụ Xuân bạn cần phát dây leo, cỏ dại xâm lấn
- Lần 2: Đầu mùa mưa, tiến hành vun xới xung quanh gốc trong phạm vi 1m. Kết hợp bón thêm phân NPK (5:10:3), lượng bón phù hợp là 200g/gốc.
- Lần 3: Cuối mùa mưa, tiến hành phát quang thực bì, cây bụi xâm lấn một lần nữa.
Chăm sóc năm thứ 3
Đây là thời điểm cây phát tán mạnh mẽ, nếu thấy thân cây phù trợ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây có thể điều chỉnh mật độ, cắt tỉa cành. Đầu vụ Xuân sẽ tiến hành phát quang, dọn cỏ, dây leo. Đến đầu mùa mưa sẽ cắt tỉa, dọn cỏ và vun xới gốc, kết hợp với bón phân NPK, lượng bón tương tự như năm hai.
Chăm sóc năm thứ 4 và thứ 5
Chỉ cần chăm sóc 1 lần/năm vào cuối mùa mưa. Phát dây leo, bụi rậm và loại bỏ cỏ xâm lấn. Vun xới gốc bán kính khoảng 1m. Bón thêm phân hữu cơ và phân NPK cho cây.
> Mua bán cây Giá Tỵ – một loài cây lấy gỗ quý, dễ trồng và chăm sóc
Các loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây Dổi và cách phòng trừ
Trên loại cây hạt Dổi thường thường có 2 loại sâu hại là sâu ăn lá và sâu đục thân, Chúng làm cây Giổi bị gãy ngọn, vàng lá, kìm hãm tốc độ sinh trưởng của cây, nếu không xử lý kịp thời còn khiến cây bị chết.
Để phòng trị bạn có thể sử dụng các loại thuốc BVTV có tính dẫn lưu hoặc xông hơi như: Basudin 50ND, Marshal 200SC, Pegasus 500SC, Mappy 48EC,…. Hoặc dùng Basudin 10H dạng thuốc hạt dải ở gốc rồi lấp đất, tưới nước cho thuốc hòa tan.
Ngoài ra, cây còn có thể bị mối hoặc dế tấn công gốc và rễ. Khi phát hiện các loại côn trùng này bạn có thể dễ dàng sử lý bằng hai cách sau:
Phòng chống mối: Dùng thuốc Lorsban-50EC hoặc Sumicidin-20EC phun vào hố trồng trước khi bón lót (cụ thể là trước khi trồng cây từ 10 – 15 ngày).
Phòng chống dế: Dùng bả dễ là hỗn hợp gồm cám gạo rang (90%) + phân ngựa hoặc phần bò khô (10%) + Padan-95SP vê thành viên và rắc vào gốc trước khi trồng. Mỗi gốc chỉ cần 2 viên bé bằng hạt đậu tương là được.
Giá cây Dổi bao nhiêu?
Tuy thời gian ươm trồng khá lâu, phải 7 – 8 tháng mới cho cây con đạt chuẩn nhưng giá bán cây giống hạt Dổi không hề đắt. Chỉ vài chục nghìn đồng/cây và bạn có thể dễ dàng mua cây ở các nhà vườn, các trang thương mại điện tử, fanpage trên mạng xã hội.
Mua cây Dổi giống không khó nhưng mua được cây chất lượng, không sâu bệnh, giá thành tốt, đa dạng sự lựa chọn thì không phải đơn giản. Rất nhiều khách hàng tìm mua không phải là giống cây con mà là những cây hạt Dổi đã trưởng thành, cao lớn, có thể đã cho quả và hạt. Giá thành loại này cũng khá cao, cho nên tiêu chuẩn về chất lượng cũng phải tương xứng.
Giá bán cây Dổi lâu năm, kích thước lớn sẽ tùy thuộc vào độ trưởng thành (tức là số tuổi của cây) và kích cỡ (chiều cao, đường kính cổ rễ). Con số đưa ra có thể dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng/cây, thậm chí có thể lên đến cả chục triệu đồng.
Để có báo giá nhanh và chính xác, vui lòng liên hệ với Vườn Ươm Cây Ba Miền qua số điện thoại . Chúng tôi sẽ tư vấn, đưa ra báo giá hợp lý nhất, mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn nhất.
> Bán cây chanh ta – loại cây gia vụ ăn quả và lá còn có thể dùng để làm cảnh trang trí sân vườn
Mua cây Dổi ở đâu uy tín?
Địa chỉ hàng đầu chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là caybamien.vn – một đơn vị chuyên cung cấp cây xanh công trình, cây ăn quả, cây bóng mát,… uy tín, chuyên nghiệp.
Ngoài hệ thống 03 vườn ươm rộng lớn quy mô lên tới hàng nghìn ha tại miền Bắc và miền Nam, Cây Ba Miền còn là đối tác lớn của hàng chục vườn ươm cây giống trên khắp cả nước. Chúng tôi có thể đảm bảo nguồn cung cũng như chất lượng cây tốt nhất cho khách hàng.
Riêng về Dổi, Cây Ba Miền cung cấp đầy đủ các giống cây Dổi Hòa Bình, Dổi ghép, Dổi Tây Nguyên,…. Cung cấp cả sỉ và lẻ cây giống con, cây 2 – 3 năm tuổi, cây trưởng thành, cây lâu năm,… mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn, phù hợp với mục đích trồng cũng như khả năng tài chính.
Ngoài dịch vụ mua bán cây trồng chúng tôi còn có dịch vụ vận chuyển và trồng cây ở khắc 63 tỉnh thành. Dịch vụ chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và tiến độ, giá thành rất phải chăng. Khi sử dụng đủ combo từ mua cây đến trồng và chăm sóc cây khách hàng còn được hưởng các chính sách ưu đãi tuyệt vời.
Liên hệ ngay với vườn Cây Ba Miền qua số HOTLINE hoặc các kênh Zalo, fanpage để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất.
Chúc bạn thành công, gặp nhiều may mắn và luôn vui vẻ, hạnh phúc!