CỎ LAN CHI

  • Giao hàng toàn quốc
  • Bảo hành uy tín
  • Chất lượng cao, giá tốt

Công ty TNHH Cây Ba Miền chuyên cung cấp sỉ Cây Xanh Công Trình, số lượng lớn, giao hàng toàn quốc.

Liên hệ 0961486620 để được tư vấn miễn phí.

Cây Ba Miền – Không gian sống xanh

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
phương thức thanh toán

Cỏ lan chi là một trong những loại cây trồng viền, bồn hoa đẹp, được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ vậy, loại cây này còn có những ý nghĩa phong thủy và những công dụng tuyệt vời khác. Hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu kỹ hơn về cỏ lan chi qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguồn gốc xuất xứ cỏ lan chi

  • Tên thường gọi: Cỏ lan chi, Cây mẫu tử, Cây dây nhện, Lục thảo trổ
  • Tên gọi khoa học: Chlorophytum Comosum
  • Họ thực vật: Họ Thùa (Agavaceae)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Châu Phi
Bán cỏ lan chi tại vườn
Cỏ lan chi tại vườn

2. Đặc điểm cỏ lan chi

2.1. Đặc điểm hình thái

Cỏ lan chi là loại cây thân thảo nhỏ, chiều cao trung bình từ 0,1 – 0,4m. Cây có một thân rễ ngắn, phát triển thành củ thịt màu trắng ngà và có thể dễ dàng tác ra khỏi thân

Lá cỏ lan chi màu lục nhạt, thon dài, nhọn dần về phía đỉnh. Lá thường rất mềm và mịn, có thể dễ dàng uốn cong. Phiến lá xanh, mép lá nguyên, xen kẽ là các vệt trắng và có thể dài đến 40cm. Các lá cây mọc thành cụm sát gốc thân vì vậy lá thường không có cuống

Hoa lan chi thường mọc thành cụm chính giữa các lá và có kích thước rất nhỏ. Hoa hình ngôi sao, mỗi bông hoa sẽ có khoảng 6 cánh, giữa các cánh là các nhụy vàng tô điểm

Cỏ lan chi đẹp
Chậu cỏ lan chi với những lá xanh mướt rủ xuống

2.2. Đặc điểm sinh trưởng

Cỏ lan chi là loại cây thân thảo có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, lá thường xanh quanh năm. Cây ưa bóng, ưa đất ẩm vì vậy rất dễ bị héo lá và mất màu khi sống trong môi trường có nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh. Vì là loại cây có bộ rễ khá yếu, rất dễ bị thối úa khi thoát nước không kịp. Nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách bụi, gieo hạt và có thể trồng thủy sinh

3. Những công dụng của cỏ lan chi

Cỏ lan chi là loại cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Theo như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong lá cỏ có chứa chlorophyll – đây một trong những chất có thể hút các sóng phát ra từ các thiết bị điện tử. Vì vậy cây thường được trồng vào các chậu mini hoặc thủy sinh để ở bàn làm việc, trên cửa sổ, trang trí phòng khách

Ngoài ra, cỏ lan chi còn được sử dụng để trồng trong bồn, trồng dưới các gốc cây lớn trong công viên, vườn hoa thành phố, các công trình kiến trúc lớn nhỏ,…Góp phần trang trí, tạo mảng xanh cho không gian, xây dựng thành phố xanh, sạch, hiện đại

Không chỉ vậy, cỏ lan chi còn có thể hấp thụ được các chất độc hại gây ung thư, có khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt, kháng viêm, tiêu sưng,…Bạn chỉ cần vò nát lá  cây và đắp ngoài vết thương sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Xem thêm về các loại cỏ trồng thảm phổ biến nhất: Cỏ lá gừng và cây cỏ Nhung Nhật

Cỏ lan chi phong thủy
Đặt một chậu cỏ lan chi cạnh cửa sổ giúp hút các sóng điện tử và làm đẹp cho không gian

4. Ý nghĩa phong thủy của cây cỏ lan chi

Cỏ lan chi là loại cây thân thảo mềm nhưng sức sống lại vô cùng dẻo dai, mãnh liệt. Trong phong thủy, cây tượng trưng cho sự kiên cường, bất khuất, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống

Cỏ lan chi rất hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thủy. Gia chủ các mệnh này nên đặt một chậu cỏ lan chi trong phòng khách, cửa sổ hoặc cơ quan làm việc, cây vừa giúp lưu thông không khí trong phòng, vừa tạo cảnh quan lại tạo nên cảm giác bình yên, đem đến nhiều may mắn, công danh sự nghiệp suôn sẻ, vững vàng.

> Hãy cùng khám phá ngay: Cây Nha Đam có tác dụng gì và ý nghĩa phong thủy ẩn sau hình dáng độc đáo của nó

Cỏ lan chi phong thủy
Cỏ lan chi phong thủy

5. Kỹ thuật trồng cỏ lan chi

Đất trồng

Cỏ lan chi là loại cây không kén đất, tuy nhiên để cây có thể bén rễ, sinh trưởng nhanh thì bạn nên sử dụng các loại đất thịt có trộn thêm với các hỗn hợp phân chuồng, xơ dừa, vừa để tăng dinh dưỡng trong đất, vừa đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt

Trồng cỏ lan chi bằng phương pháp tách bụi

Thông thường, cỏ lan chi thường được nhân giống bằng phương pháp tách bụi. Bằng cách này cây sẽ sinh trưởng rất nhanh và có tỉ lệ sống cao. 

Từ một bụi lớn, bạn tách lấy các gốc nhỏ, mỗi gốc từ 4 – 5 lớp lá. Thực hiện nhẹ nhàng, tránh để cây bị đứt rễ rồi đem trồng vào chậu mới, lấp đất và tưới đẫm nước. Nên đặt cây ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và chăm sóc đều trong vòng 2 tuần đầu trồng. Đợi cây phát triển thêm một thời gian là bạn có thể đem trồng cây ở những nơi có diện tích rộng hơn

Trồng cỏ lan chi thủy sinh

Cây này cũng có thể trồng trong nước như cách trồng cây dương xỉ thủy sinh. Đầu tiên bạn lựa chọn những loại chậu thủy tinh trong suốt, cho nước sạch và vài giọt dịch dinh dưỡng. Sau khi tách cây từ các bụi lớn, bạn cần làm sạch bộ rễ của cây sau đó cắm vào bình có chứa nước hoặc dung dịch trồng cây. Cứ một tuần lại tiến hành thay nước 1 lần và làm sạch, loại bỏ các rễ thối

Trồng cỏ lan chi bằng phương pháp gieo hạt

Ngoài ra, bạn có thể mua sẵn các hạt giống cỏ lan chi ở các đại lý cây xanh và trồng cây bằng cách gieo hạt. Trước hết, bạn cần đem ngâm hạt giống vào nước trong vòng vài tiếng trước khi đem hạt gieo vào đất. Sau khi gieo xong, cần trải một lớp đất mỏng lên phía trên và đặt cây ở nơi râm mát. 

Chỉ sau 10 ngày gieo, cây bắt đầu nảy mầm. Bạn tiếp tục chăm sóc cây cho đến khi cây có 5 – 6 lớp lá là bạn có thể trồng cây ở bất kỳ vị trí nào mong muốn

Cỏ lan chi thủy sinh
Cỏ lan chi trồng thủy sinh

6. Kỹ thuật chăm sóc cỏ lan chi 

Nước tưới

Cỏ lan chi là loại cây ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng lâu ngày. Tốt nhất là khi thấy mặt đất có dấu hiệu khô thì bạn tưới nước cho cây. Khi tưới chỉ nên tưới giữ ẩm đất, không nên tưới quá nhiều, tránh tình trạng cây thoát nước không kịp dẫn đến thối rễ

Ánh sáng

Cây ưa sáng nhưng lại không chịu được ánh nắng trực tiếp vì vậy bạn nên trồng cây ở những nơi râm mát, cường độ ánh sáng vừa phải. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao thì phải có biện pháp che chắn kịp thời. Còn khi bạn trồng cây trong nhà thì ít nhất một tuần nên cho cây ra ngoài phơi nắng 4 – 5 tiếng để cây hấp thụ ánh sáng và thực hiện quang hợp

Bón phân

Duy trì bón phân đạm cho cây định kỳ 1 – 2 tháng/lần để lá cây xanh tốt và kích thích cho cây ra hoa

Cắt tỉa 

Cần loại bỏ những lá cỏ khô, lá sâu bệnh và cắt tỉa lá thường xuyên để cây mọc đẹp, xanh tốt quanh năm

Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình trồng, cỏ lan chi thường dễ bị các bệnh vàng lá, thối rễ và rệp sáp. Khi thấy cây có dấu hiệu sâu bệnh, bạn cần phải mua thuốc về phun ngay để diệt trừ tận gốc

Chăm Sóc cỏ lan chi
Che chắn cỏ lan chi để cây không bị héo lá

Đó là một vài thông tin về Cỏ lan chi mà Cây Ba Miền mang đến cho bạn, hy vọng phần nào đó đã giúp bạn có thêm kiến thức về loại cỏ này. Nếu bạn còn đang không biết lựa chọn loại cây nào đặt trên bàn làm việc hay phòng khách thì hãy chọn ngay cho mình một chậu cỏ lan chi, vừa đẹp, vừa tốt cho sức khỏe lại mang nhiều may mắn tài lộc.

> Bạn cũng có chọn mua chậu cây Lưỡi Hổ – cũng là những chiếc lá hình mũi mác nhưng cứng cáp và kích thước lớn hơn.

Bạn quan tâm sản phẩm, xin hãy để lại số điện hoặc email để nhân viên tư vấn kỹ hơn về sản phẩm. Ngoài ra, Công Ty TNHH Cây Ba Miền còn cung cấp nhiều sản phẩm cây công trình, cây bóng mát, cây ăn quả chất lượng cao, bạn có thể tham khảo qua caybamien.vn nhé.

Chúc các bạn thành công!

Chịu trách nhiệm nội dung: PHẠM HÙNG