Cây keo được biết đến là một trong những loài cây được dùng để sản xuất giấy viết. Bên cạnh đó, gỗ còn được dùng làm đồ nội thất, gia dụng trong nhà. Vậy cây keo là cây gì? Nguồn gốc đến từ đâu và cách chăm sóc như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Cây Ba Miền nhé!
I. Nguồn gốc của cây keo
- Nguồn gốc: Đại lục cổ Gondwana, Châu Phi.
- Danh pháp khoa học: Acacia
- Thuộc họ: Đậu (Fabaceae)
- Hiện nay có khoảng 1.300 loài keo trên thế giới, trong đó có khoảng 950 loài có nguồn gốc ở Australia, phần còn lại phổ biến ở các khu vực miền Nam châu Á, châu Mỹ.
II. Đặc điểm của cây keo
1. Đặc điểm hình thái
1.1. Thân cây
Keo là loại cây thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 25 – 30m, đường kính thân lên tới 40cm. Thân có màu nâu nhạt, mọc thẳng đứng. Khi còn non, thân cây nhẵn nhưng khi già hoặc thành cây cổ thụ, thân có màu nâu sậm, bề mặt xù xì. Từ thân mọc ra các cành nhỏ, tán dày và rậm rạp. Nhìn thoáng qua rất giống cây bạch đàn.
Keo là loại cây thân gỗ lâu năm
1.2. Lá keo
Lá của cây keo là loại lá hình lông chim phức, thuôn dần về phần đầu. Từ cuống lá có các đường gân chạy dọc thẳng từ cuống đến đầu. Mỗi lá bao gồm từ 4 – 5 đường gân. Điểm đặc biệt của lá là cấu tạo theo hướng thẳng đứng giúp bảo vệ cho cành không bị ánh nắng gay gắt của mặt trời chiếu vào.
Lá có các gân chạy thẳng từ đầu đến cuối lá
1.3. Hoa
Hoa keo nhỏ, mọc thành chùm nhìn như những chùm pháo bông đẹp mắt. Mỗi bông hoa gồm 5 cánh, ẩn kín trong các nhị hoa dài, mắt thường khó có thể nhìn thấy được những cánh hoa li ti. Hoa có màu vàng hoặc màu kem, phân bổ trong các cụm hoa dày đặc dạng hình cầu hay hình trụ.
Hoa kem nở như những chùm pháo bông rực rỡ
1.4. Quả
Quả có hình dẹt, khi non màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu nâu. Quả được sử dụng rất nhiều trong y học, điều trị một số bệnh liên quan đến đường tiêu hoá. Bên trong quả chứa 15 – 20 hạt, hạt cứng và nhẵn như hạt đỗ.
2. Đặc điểm sinh trưởng
– Cây keo có thể chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kể cả thời tiết khô hạn. Là loại cây ưa sáng, không thích hợp trồng trong bóng râm.
– Vì là loại cây thân gỗ lâu năm nên cần được trồng ở những khoảng đất rộng để cây phát triển và cho ra hiệu quả nhất.
Keo là loại cây ưa sáng hoàn toàn
III. Công dụng của cây keo
1. Tạo bóng mát
Với những cành mọc rậm rạp, cây keo có hiệu quả che bóng mát vô cùng tốt. Trên các con đường, vỉa hè, công viên hay các khu công cộng, người ta thường thấy những hàng keo được trồng sát nhau, tạo thành những chiếc ô lớn che mát cho người đi đường. Bên cạnh đó, trồng cây keo còn giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do khói bụi và xăng xe gây ra.
Cây keo có tác dụng che bóng mát rất tốt
2. Lấy gỗ làm đồ gia dụng, nội thất
Một trong những tác dụng chính của keo chính là được trồng lấy gỗ làm đồ nội thất, gia dụng. Gỗ keo có thể chống được mối mọt, những cây cổ thụ cho ra gỗ rất giá trị. Đường vân gỗ đặc biệt bóng, nhẵn và có mùi thơm tự nhiên. Với xu hướng sống tối giản như hiện nay, nhiều người ưa chuộng sử dụng các bộ bàn ghế làm từ thân cây keo để đặt trong nhà. Vừa tạo sự gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, còn giúp cho không gian sống thêm xanh.
Gỗ keo rất có giá trị
3. Bảo vệ rừng, phủ xanh đồi trọc
Cây keo còn được trồng với quy mô lớn, nhằm nhanh chóng trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc. Rễ keo bám rất chắc dưới lòng đất nên có thể cản được những trận mưa bão lớn, những trận sạt lở đất khi trời mưa. Không khó để bắt gặp những rừng keo bạt ngàn trên các đồi núi vùng Tây Bắc như Hà Giang, Điện Biên, Sơn La,…
4. Làm thuốc chữa bệnh
Theo y học cổ truyền, hạt của cây keo có tác dụng loại bỏ giun đũa. Giun đũa là một loại giun kí sinh ở ruột non. Gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho hệ tiêu hoá, rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ khiến thể trạng người nhiễm ốm yếu, gầy gò và xanh xao.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây keo
1. Cách trồng
– Thời vụ trồng: Nên trồng trước tháng 4 hoặc tháng 11 dương lịch. Trồng vào mùa mưa giúp cây phát triển nhanh hơn bởi độ ẩm không khí cũng như độ ẩm của đất rất thích hợp.
– Mật độ trồng: Tùy theo mục đích trồng và điều kiện khí hậu mà cho ra mật độ trồng khác nhau. Ví dụ cứ 1.100 cây/ha, 1.600 cây/ha hoặc 2.200 cây/ha. Khoảng cách mỗi cây theo kích thuớc 3x2m, nghĩa là mỗi hàng cách nhau 3m, mỗi cây cách nhau 2m.
– Đất trồng: Đất trồng được chuẩn bị cần tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng cần thiết. Trước khi trồng ta tiến hành bón lót cho mỗi hố 3kg phân chuồng hoai + 200g phân NPK. Mỗi hố có kích thước 40x40x40cm. Việc này cần chuẩn bị trước 15 ngày khi tiến hành trồng cây.
2. Cách chăm sóc
– Tưới nước: Tuy là cây có thể chịu được hạn hán nhưng bạn vẫn nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết, đặc biệt là vào mùa hanh khô. Tiến hành tưới vào buổi chiều tối, tưới đẫm gốc (Lưu ý là đất phải thoát nước tốt, tránh ngập úng).
– Bón phân: Ta chia thành từng giai đoạn để bón. Vào năm đầu, sau khi trồng được 1 – 2 tháng, tiến hành dọn sạch cỏ xung quanh, vun gốc cao khoảng 5 – 10cm, đường kính rộng khoảng 1m. Bón theo tỉ lệ 2kg phân chuồng + 100g NPK. Năm thứ 2, ta tiếp tục làm sạch cỏ, xới đất sâu khoảng 20cm, bón thúc 2kg phân chuồng + 200g NPK.
– Phòng trừ sâu bệnh: Cây keo có một số loại sâu bệnh như sau: bệnh rộp lá, phấn hồng, phấn trắng,… Trong trường hợp này cần phải bắt diệt, phun thuốc sâu phòng trừ, cần thiết thì nhổ các cây bị bệnh.
Cây keo bị sâu bệnh hại
– Cắt tỉa cành: Sau khi trồng được 7 – 10 ngày, ta tiến hành cắt tỉa các cành con, dọn cỏ để cây có thể lên chồi mới, tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển nhanh. Nên cắt vào buổi sáng sớm, dùng dao sắc cắt bỏ. Cắt xong phải dọn vệ sinh, phun Benlat 0,15% cho ướt cây, bón thúc phân NPK hoặc phân hữu cơ vi sinh để tạo chồi mới.
Trên đây là tất cả thông tin về cây keo mà Cây Ba Miền cung cấp, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn đang quan tâm các loại cây công trình, cây bóng mát, cây ăn quả,… liên hệ ngay hotline 0961 486 620 để được tư vấn miễn phí nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung: PHẠM HÙNG
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.