Cây Tâm Linh
DANH MỤC SẢN PHẨM
- Cây Cảnh Trong Nhà (50)
- Cây Công Trình (256)
- Cây Ăn Quả (40)
- Cây Bóng Mát (135)
- Cây Bụi (61)
- Cây Hoa Công Trình (118)
- Cây Tâm Linh (85)
- Cây Thân Leo (12)
- Cây Trồng Hồ Bơi (20)
- Cây Trồng Nhà Máy (56)
- Cây trồng viền (56)
- Cây Trồng Thảm - Phủ Nền (19)
Đặc Điểm Của Cây
Hiển thị 21–40 của 85 kết quảĐược sắp xếp theo mới nhất
Cây Ba Miền – nơi cung cấp cây tâm linh uy tín, giá tốt trên toàn quốc
Vốn dĩ khi bước và các ngôi chùa, đình làng, đền miếu,… con người ta có cảm giác như được bước tới chốn yên bình nhất. Điều đó một phần là nhờ những tán lá xanh mướt, những bông hoa đẹp ngát hương thơm của cây cối, hoa cỏ xung quanh.
Cây xanh là một phần không thể thiếu để tạo nên cảm giác thanh tịnh, bình an và thư thái cho các không gian tâm linh. Chúng vừa tăng mỹ quan, vừa cho bóng mát, tạo môi trường xanh – sạch – trong lành. Đặc biệt, mỗi loại cây còn biểu đạt những ý nghĩa riêng về mặt tâm linh, phong thủy.
Cây Ba Miền vinh hạnh khi là một trong những đơn vị cung cấp, mua bán các loại cây tâm linh chất lượng, giá tốt, được khách hàng trên cả nước tin tưởng lựa chọn.
Hiện chúng tôi đang sở hữu hệ thống vườn cây xanh quy mô lớn hàng chục hecta tại Thái Bình và Đồng Nai, đảm bảo nguồn cung ổn định tới nhiều công trình, địa phương trên toàn quốc.
Các loại cây trồng ở đền chùa, đình miếu hay nhà thờ họ,… chúng tôi đều có cả. Cây được chăm sóc tỉ mỉ, tạo các thế dáng đẹp truyền tải những thông điệp may mắn, nhân văn.
Công ty TNHH Cây Ba Miền cam kết cung ứng đủ các loại cây cảnh tâm linh cho tất cả các công trình lớn nhỏ, kèm theo còn có dịch vụ trồng cây, chăm sóc cây và cả thiết kế sân vườn, khuôn viên.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ số HOTLINE 0961 486 620 (Mr Phúc) hoặc 0363 463 666 (Mr Hùng) để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất!
Báo giá cây tâm linh mới nhất từ vườn Cây Ba Miền
Cây tâm linh chỉ là cách gọi chung, thực tế có rất nhiều loại cây để Quý vị lựa chọn. Tùy theo nhu cầu và mục đích trồng mà chúng ta sẽ lựa chọn những cây phù hợp nhất. Có nhiều yếu tố để định giá cây nhưng hầu hết các đơn vị đều căn cứ vào 3 yếu tố: kích thước, độ tuổi và loại cây.
Bảng giá bán cây tâm linh của chúng tôi dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng đối với cây giống. Riêng với cây trưởng thành mức giá có từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, thậm chí là vài trăm triệu đồng cũng có. Cây có tuổi thọ càng cao, dáng càng đẹp thì giá sẽ càng cao.
Ngoài ra, báo giá cây xanh tâm linh còn có sự biến động do thời vụ và nguồn cung. Cho nên để nhận báo giá chính xác, đúng nhu cầu hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số điện thoại 0961 486 620 (Mr Phúc) hoặc 0363 463 666 (Mr Hùng).
> Xem nhanh: Báo giá cây Phúc công trình – một loại cây cảnh đẹp, ý nghĩa nhưng còn khá mới lạ với người Việt
TOP 20 những cây tâm linh thường trồng ở chùa, đình, đền
Cây tâm linh là gì? Vãn cảnh chùa hay các ngôi đình, đền, miếu, khu di tích,… chúng ta rất hay bắt gặp cây Đa, Bồ Đề, cây Hoa Đại, cây Sanh, Ngọc Lan, cây Sala, Sen Đất,…. Người ta gọi đó là những cây trồng mang ý nghĩa tâm linh.
Trong văn hóa Việt, nhiều loại cây được “thần thánh hóa”, tục thờ cây cũng rất phổ biến và đi vào tiềm thức của bao người. Người Việt chúng ta thờ Mẫu Thượng Ngàn, thờ cây đa, cây gạo, cây bồ đề,…. Cây cối được xem là sinh thể đặc biệt, có đời sống trực giác tâm linh y như con người chúng ta vậy.
Mỗi loài cây mang trong mình ý nghĩa riêng đặc biệt. Sau đây là TOP 20 các loại cây xanh có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu để chọn cây sao cho đúng và phù hợp với từng công trình.
Cây cảnh đẹp, cho bóng mát
Các loại cây tâm linh sở hữu hình thức đẹp được trồng làm cảnh, có tán rộng tạo nên những khoảng không xanh mát tuyệt vời. Đây còn là những cây dễ trồng, dễ chăm sóc, cho cảnh đẹp, bóng mát quanh năm.
Cây Bồ Đề
Nhắc đến cái tên Bồ Đề mọi người sẽ nghĩ ngay đến Chùa và Đạo Phật. Đây là cây trồng nơi tâm linh quen thuộc, xuất hiện ở hầu hết các ngôi chùa dù lớn hay nhỏ. Bồ Đề là hiện thân của sự giác ngộ, minh triết và sáng suốt của Đức Phật.
Cây gắn liền với sự tích Đức Phật đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác sau 49 ngày ngồi thiền dưới gốc Bồ Đề, trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong Phật Giáo, người ta còn gọi điều này là chứng quả Bồ Đề. Cây Bồ Đề trồng trong chùa tượng trưng cho Trí – Tri – Đạo – Giác của người tu hành.
> Tìm hiểu chi tiết: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây Bồ Đề
Cây Đa
“Cây Đa có thần” là câu nói quen thuộc lưu truyền trong dân gian Việt Nam. Thân cây cao lớn, tỏa tán rộng bao la che mát cho đời.
Loài cây này được xem là nơi ngự của các vị thần linh và là nơi nương tựa của các linh hồn bơ vơ. Cho nên nó được trồng chủ yếu ở trong chùa, đền, miếu,….
Bên cạnh đó, Đa còn là cây sống cực kỳ thọ, nó được xem là biểu tượng của sự trường tồn. Không chỉ tại Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới chọn hình ảnh cây Đa làm biểu tượng cho người già, mang ý nghĩa trường thọ.
Cây Tùng
Các loại cây Tùng như: Tùng La Hán, Tùng Tháp, Tùng Bách Tán,… là những cây tâm linh có giá trị thưởng lãm cao. Chúng được tạo dáng – thế đẹp, chứa đựng nhiều yếu tố nghệ thuật. Quý vị có thể trồng trong sân vườn biệt thự hay khuôn viên khách sạn, nhà hàng, tòa nhà văn phòng,… để làm cảnh, tôn lên sự bề thế, đẳng cấp của công trình. Đồng thời, chúng cũng mang đến may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng.
Trong phong thủy, cây Tùng mang ý nghĩa tượng trưng cho người quân tử học rộng tài cao, có cốt cách cao đẹp. Chính vì thế, đây là loài cây tốt cho sự nghiệp, mang đến nhiều may mắn, sự hanh thông cho con đường công danh.
Tùng luôn là cái tên đầu tiên được lựa chọn để dâng tiến, công đức vào chùa, đình làng, đền thờ, nhà thờ họ,… mang tới không gian thanh tịnh, cổ kính.
Cây Hoàng Nam
Đây cũng là cây trồng nơi tâm linh phổ biến ở nước ta. Chúng được trồng thành hàng dọc các lối đi hoặc bao quanh công trình tạo nên khung cảnh đẹp với màu xanh trù phú.
Cây Hoàng Nam trong phong thủy được xem là biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc. Thân cây cao thẳng, cứng rắn thể hiện cho ý chí, sự quyết tâm vươn lên, không bao giờ khuất phục trước khó khăn, giông tố.
Cây Hoàng Nam có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp với khí hậu nhiệt đối ẩm. Dáng cây hình tháp, tán không quá rộng nên việc chọn vị trí trồng rất dễ dàng. Lá cây rủ xuống thành từng lớp, từng lớp bao phủ toàn thân cây. Bề mặt lá bóng, mép lá dập dờn lượn sóng nhìn cực kỳ thích mắt.
Cây Thông
Các giống cây Thông cũng nằm trong danh sách cây công trình tâm linh quen thuộc. Nó là biểu tượng của thánh nhân, đại diện cho cốt cách thanh cao, thoát tục, gần gũi với tâm hồn vô vi của đạo Lão cũng như tư tưởng của Thiền Tông. Cây Thông cao thẳng giống như cầu nối giữa trời và đất, giúp âm dương giao hòa.
Cây trồng ở chùa, miếu, am,… được xem là hiện thân của trí tuệ và sự thông hiểu. Đó chính là Đạo – con đường nhắc nhở, dẫn dắt kiếp tu hành đạt tới sự siêu thoát.
Cây Tre – Trúc
Tại Cây Ba Miền, danh sách các loại cây Tre và Trúc có rất nhiều, mỗi loài có một cái tên riêng nhưng cùng chung ý nghĩa về mặt tâm linh. Giống thực vật này thường mọc quần tụ thành khóm hoặc từng rặng dài, nên nó được xem là tượng trưng cho sự hợp quần của các tín đồ.
Trong quan niệm của người Việt, cây Tre, cây Trúc với gióng thẳng cao vút là hiện thân của người quân tử với phẩm chất ngay thẳng, cao thượng. Cây Tre trong đời sống tâm linh của người Việt được dùng để thông linh trời đất và 2 cõi âm dương. Điều này thể hiện rõ qua tập tục treo cành phan trong các đám táng.
Trong Phật Giáo, cây tâm linh này là biểu tượng của Tâm Không, dẫn dắt phật tử trở về với bản thể chân như, nhìn thấy Phật Tâm.
Nói đến các loại Tre – Trúc tại Cây Ba Miền Quý khách có thể tham khảo: cây Tre Vàng, Tre Mạnh Tông, Trúc Quan Âm, Trúc Quân Tử,….
Cây Mít
Các ngôi chùa ở miền Bắc trồng rất nhiều cây Mít ở xung quanh, đặc biệt là phía sau chùa. Không chỉ là cây ăn quả thôn quê được yêu thích, cây lấy gỗ làm đồ nội thất bền và đẹp mà cây Mít còn mang ý nghĩa đặc biệt.
Trong tiếng Ấn, cây có tên là Paramita (phiên âm Hán Việt là Ba La Mật Đa), tượng trưng cho đại trí tuệ, là cứu cánh tới cùng của mọi sự đến bờ giác ngộ, đưa con người khỏi bến mê. Tập tục lấy lá Mít để lót oản xôi cúng Phật là dựa vào ý nghĩa này. Làm tượng phật, đồ thờ cúng hay bàn thờ bằng gỗ mít cũng đều chứa đựng ý nghĩa tâm linh trong đó.
Cây Đào Tiên
Đào Tiên còn được gọi là cây Trường Thọ, nghe cái tên thôi chúng ta cũng thấy nó liên quan đến phong thủy và tâm linh rồi. Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình từ 5 – 10m, cây trồng làm cảnh trong vườn thường chỉ cao từ 3 – 5m.
Cây phát triển tương đối chậm, nhưng có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, thích ứng với mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt chịu rét giỏi. Ngoài tác dụng cho cảnh đẹp, bóng mát và làm thuốc chữa bệnh Đào Tiên còn là cây tâm linh mang đến vượng khí, sự sung túc và trường thọ.
Cây Sanh – Si
Từ xa xưa hai loài cây này đã trở thành biểu tượng của đền chùa Việt Nam. Những cây Si – Sanh bonsai trồng trong chậu đá được đặt trước điện chính của các ngôi chùa, đền thờ, nhà thờ họ hoặc để trưng trong sân vườn, đại sảnh biệt thự, khách sạn, resort,….
Cả hai loại đều nằm trong bộ Tứ Linh “Đa – Sung – Sanh – Si” là những cây mang tới vận khí tốt, may mắn và sự hồng phúc. Cây xanh tốt quanh năm, dáng đẹp, có khả năng thanh lọc và điều hòa không khí tuyệt vời.
> Chiêm ngưỡng cây sanh bonsai mẫu tử trồng trong dự án thi công sân vườn nhà thờ họ của Cây Ba Miền
Cây Hoàng Đàn
Hoàng đàn là cây thân gỗ cỡ nhỏ, cao trung bình từ 10 – 20m, đường kính thân khoảng 50 – 100cm. Cây thiên về ưa sáng, ưa bóng râm một phần khi còn nhỏ, có khả năng chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết.
Nhắc đến cây tâm linh không thể bỏ qua Hoàng Đàn. Nó được tôn sùng là “cây thần thánh”, được trồng nhiều trong các ngôi chùa lớn. Gỗ Hoàng Đàn là 1 trong 5 loại gỗ nhà Phật, dùng làm chuỗi hạt, điêu khắc tượng Phật,…. Điểm đặc biệt của loại gỗ này là có chứa tinh dầu cực kỳ thơm, chỉ đứng sau gỗ cây Trầm Hương.
Cây Ngọc Am
Thời phong kiến, Ngọc Am là cây cho gỗ cực quý, chỉ có vua chúa, quý tộc, người giàu có mới được dùng. Đến nay, nó vẫn được mệnh danh là “Ngọc của núi rừng”, là 1 trong 6 loại cây gỗ có hương thơm thượng hạng nhất. Gỗ hay tinh dầu Ngọc Am đều khá đắt đỏ.
Từ xa xưa, cây Ngọc Am đã được đưa vào trồng trong các đình chùa, đền miếu,…. Thậm chí, nó còn trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt, có tác dụng xua đuổi tà ma, ngăn chặn các luồng khí xấu mang lại sự bình an, thịnh vượng.
> Khám phá ngay: Giá trị của cây Ngọc Am
Cây Cau
Cau là giống cây trồng công trình quá đỗi quen thuộc với người Việt ta. “Trước trồng cau, sau trồng chuối” sẽ mang đến may mắn, những điều tốt đẹp, thuận lợi. Quả Cau không chỉ dùng để các bà nhai trầu mà còn là vật phẩm không thể thiếu trong các nghi lễ thờ cúng của người Việt.
Cây Cau rất dễ sống, thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau. Cây có thể sinh trưởng ngay cả ở những nơi đất đai khô khăn, nghèo dinh dưỡng. Chăm sóc cũng không hề tốn công sức hay tiền bạc.
Cây tâm linh có hoa đẹp
Đây đều là những cây hoa công trình quen thuộc được trồng rất nhiều ở các khu biệt thự, nhà riêng, khu đô thị, resort, khu du lịch cho đến các ngôi chùa, đền miếu, khu di tích,…. Nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa tâm linh ẩn sau vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” của chúng. Những cây hoa tâm linh phải kể đến như: cây Ngọc Lan, cây hoa Đại, cây Mộc Hương, Mẫu Đơn, cây Sala, cây Sen Đất,…. Tìm hiểu cùng Cây Ba Miền ngay nha!
Cây Sala
Sala hay còn gọi là cây Vô Ưu – được xem là một loài cây của nhà Phật. Nó gắn liền với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết Phật Giáo, đức Thế Tôn được sinh ra dưới bóng cây Sala trong vườn Lâm-tỳ-ni và viên tịch giữa 2 cây Sa La ở Câu-thi-na.
Đối với Phật Giáo, cây Vô Ưu có ý nghĩa vô cùng linh thiêng, là cây tâm linh trồng ở chùa, miếu, đền,…. Ngoài ra, nó còn được trồng trong sân vườn nhà để tỏ lòng tôn kính và ngưỡng vọng. Đồng thời cây còn cho bóng mát, hoa đẹp với mùi hương dễ chịu.
Loài cây này vốn có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ: Nepal, Bangladesh, Ấn Độ và Myanmar. Cây sống trong tự nhiên có chiều cao từ 10 – 15m, đường kính có thể đạt tới 200 – 250cm. Với những cây công trình kích thước sẽ hạn chế hơn, phù hợp hơn với cảnh quan, cơ sở hạ tầng, kiến trúc.
Cây Hoa Đại
Nhắc đến các cây biểu tượng tâm linh thì không thể thiếu Hoa Đại. Giống cây này được trồng ở chùa, đền, nhà thờ họ, khu lăng mộ, nghĩa trang,…. Thường nó sẽ được trồng ở phía trước hoặc hai bên công trình, ít khi trồng ở phía sau.
Từ hình dáng thân cây cho đến lá và hoa cây Đại đều toát lên một vẻ đẹp thoát tục. Những cành cây khúc khuỷu, trụi lá và những chùm hoa đẹp trắng muốt, xen chút màu vàng tạo cảm giác linh thiêng cho các công trình kiến trúc tôn giáo, cổ truyền.
Theo Đạo Phật, cây Hoa Đại còn được gọi là cây thiên mệnh (là sinh khí và linh hồn của vũ trụ, đất trời). Người xưa quan niệm rằng, cây Đại có khả năng hút sinh khí từ bầu trời chuyển xuống cho đất và nước, từ đó khởi phát cuộc sống viên mãn.
Cây Sen Đất
Giống cây này còn có tên gọi khác là Bạch Liên Sen hay Sen Cạn. Những bông hoa trắng ngần với hương thơm ngát, thanh cao của hoa Sen Đất tựa như đức hạnh của người tu hành. Không vướng bụi trần, không bị vấy bẩn, hương thơm tỏa khắp thế gian. Trong phong thủy, cây tâm linh này đến may mắn, sự bình an và hạnh phúc.
Cây hoa Sen Đất xanh quanh năm, ưa sáng, chịu hạn và chịu lạnh tốt. Cây có thể dễ dàng nhân giống bằng gieo hạt, chiết hay giâm cành. Giống cây này cũng dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, cũng là cây sống rất lâu năm.
> Đừng bỏ qua cây hoa Nhài bonsai – một loại cây tâm linh có hoa trắng tinh khôi, cùng hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết
Cây Ngọc Lan
Hoa Ngọc Lan quý không chỉ bởi hương thơm ngọt ngào, vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh tao mà còn vì ý nghĩa ẩn sau nó. Bên cạnh mùi trầm của hương nhang thì mùi hương của hoa Ngọc Lan góp phần tạo nên nét riêng cho chốn tâm linh. Hương thơm này mang đến cho chúng ta cảm giác bình yên, thanh tịnh, khoan khoái và nhẹ nhàng.
Trong quan niệm của người Việt, Cây hoa Ngọc Lan tượng trưng cho những điều may mắn, mang đến vượng khí, loại bỏ những điều xấu. Ngoài ra, loại cây này còn tượng trưng cho sự hiền từ và nhân hậu.
Ngọc Lan là cây lưu niên, sống lâu năm, cây càng nhiều tuổi sẽ càng đẹp, hoa càng thơm. Ngoài cho bóng mát, tôn tạo cảnh quan nó còn được dùng để làm dược phẩm, chiết xuất tinh dầu, làm nguyên liệu cho ngành mỹ phẩm.
Cây hoa Mẫu Đơn
Một giống cây cực kỳ cổ, được phát hiện lần đầu tiên từ cách đây 4000 năm tại Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc. Không chỉ dùng làm cảnh mà cây Mẫu Đơn còn được dùng trong tín ngưỡng tôn giáo, cụ thể chính là đạo Phật. Hoa Mẫu Đơn được dùng làm lễ vật dâng lên Thần, Phật trong các ngày Sóc Vọng, Phật Đản,….
Trong văn học Việt Nam, loài cây này xuất hiện rất nhiều, tượng trưng cho đức tính công – dung – ngôn – hạnh của người phụ nữ.
Mẫu đơn phổ biến nhất ở Việt Nam có hoa màu đỏ – màu của may mắn và sự thành công. Ngoài ra còn có hoa màu vàng và trắng cũng rất đẹp và mang ý tốt lành.
> Xem ngay: Cách trồng và chăm sóc cây hoa Mẫu Đơn
Cây hoa Mộc Hương
Mộc Hương có dáng đẹp, hoa thơm được xem là cây tâm linh thanh tao. Người ta thường trồng cây hoa Mộc Hương ở các vườn cảnh, trang trí sân vườn, khuôn viên xanh. Đặc biệt, trong các đền chùa, đình làng, nhà thờ họ cũng đều trông cây hoa Mộc này.
Mộc Hương là loài sống lâu năm, có tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm. Cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt, sức sống vô cùng mạnh mẽ nên không mất nhiều công chăm sóc.
Cây hoa Sen
Sen là loài hoa của nhà Phật, hương hoa lành có thể di dưỡng tinh thần, giúp con người trút bỏ muộn phiền, những tục lụy trần thế. Hình ảnh Hoa Sen vươn mình khoe sắc trong bùn lầy tượng trưng cho sự thanh tao và cao thượng.
Hầu như, các trong ngôi chùa đều có một cái ao hoặc hồ nhỏ để trồng sen. Chúng vừa tô sắc cho không gian tâm linh thêm đẹp, trong lành, mang đến cảm giác thanh tịnh và linh thiêng hơn.
Cây hoa xương rồng Bát Tiên
Tại các quốc gia Đông Nam Á, hoa xương rồng Bát Tiên mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc, có thể xua đuổi tà ma, rước lộc vào nhà. Đây cũng là cây hoa tâm linh đẹp có nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, trắng, vàng, cam,…. Những chùm hoa thường mọc từ nách lá và rất lâu tàn (khoảng 4 – 6 tháng hoa mới tàn).
Cây hoa Bát Tiên thích nghi tốt với nhiều môi trường và hoàn cảnh sống khác nhau. Có thể dễ dàng nhân giống bằng giâm cành hoặc gieo hạt. Điều kiện chăm sóc cũng không đòi hỏi nhiều.
Trên đây là list các loài cây tâm linh đẹp, ý nghĩa, dễ trồng, dễ chăm sóc và mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho đời sống. Ngoài những cái tên kể trên, Quý vị cũng có thể tham khảo thêm cây hoa gạo, cây liễu, cây bưởi, cây lộc vừng, cây hoa Mộc Lan,…. Xem thông tin chi tiết hơn tại danh mục CÂY TÂM LINH hoặc liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại để được tư vấn và mua cây với giá tốt nhất!
Thân ái và chúc Quý vị nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Thông tin liên hệ:
Cây Ba Miền – Caybamien.vn
Địa chỉ: 272 Nguyễn văn Giáp, Từ Liêm, Hà Nội
SĐT: 0961486620
Email: caybamien@gmail.com
Phạm vi phục vụ trên khắp cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Lào Cai, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Đà Nẵng, Huế, Gia Lai, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vũng Tàu,…