Én hồng là loại cây có hoa đẹp thường được sử dụng trong trang trí nhà cửa, sân vườn hay trồng trong khuôn viên công viên, các khu đô thị, công trình đô thị để tạo cảnh quan, màu sắc cho không gian. Hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu chung về cây én hồng
- Tên thường gọi: Cây én hồng, cây bướm hồng
- Tên khoa học: Mussaenda frondosa Linn
- Họ thực vật: Họ Cà Phê
- Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ
2. Đặc điểm cây én hồng
2.1. Đặc điểm hình thái
Thân, cành
Giống như cây nguyệt quế lá nhỏ, cây én hồng mọc dạng bụi, thân gỗ cỡ nhỏ, chiều cao trung bình từ 2 – 4m. Thân cây màu nâu sẫm, phân cành nhánh nhiều, các cành non thường có lông tơ mịn
Lá cây
Lá cây hình trứng, thuôn dài, nhọn dần về phía đỉnh và tròn ở gốc. Mép lá nguyên, chiều dài là 8 – 12cm, rộng 3 – 5cm. Lá cây thường mỏng và dai, mặt trên lục sẫm, đậm hơn mặt dưới
Hoa én hồng
Hoa én hồng mọc thành từng chùm, dạng chùy gồm nhiều hoa ở đầu cành. Hoa thường có lông với các cánh dài hợp thành các ống ngắn, trên đỉnh chia thùy màu đỏ thẫm, chiều dài 8 – 9cm. Nhìn xa, cây như những chú bướm hồng đậu trên đầu nhụy để hút mật trông rất đẹp mắt
Quả
Sau khi hoa tàn, cây bắt đầu cho ra quả. Quả của cây thường có màu đen với các đường gân nổi rõ ở bên ngoài thân, bên trong quả có chứa nhiều hạt
2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Cây én hồng là loại cây bụi có tốc độ sinh trưởng nhanh và vô cùng mạnh mẽ. Cây ưa sáng, ưa đất ẩm và có khả năng chịu hạn tốt. Đây cũng là một loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, không yêu cầu quá cao về đất cũng như chế độ chăm bón. Nhân giống chủ yếu bằng hạt hoặc bằng phương pháp giâm cành.
> Chiêm ngưỡng hình ảnh cây hoa hồng và tìm hiểu chi tiết về đặc điêm, cách trồng và chăm sóc
3. Tác dụng của cây én hồng
Loại cây trang trí cảnh quan không gian
Với cấu tạo và màu sắc hoa đẹp, cây én hồng thường được sử dụng rộng rãi trong việc trang trí cảnh quan. Cây thường được trồng trong những chậu nhỏ mini đặt trên ban công, sân thượng hay còn được trồng thành rào trong khuôn viên vườn, góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà
Ngoài ra cây còn được trồng phổ biến trong công viên, các công trình công cộng như vườn hoa thành phố, công viên, bệnh viện, trường học,…Không chỉ góp phần làm đẹp, tạo màu sắc cho không gian, cây én hồng còn có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch không khí, giảm ô nhiễm, tiếng ồn, đem lại không gian sống trong lành, mát mẻ
Tác dụng chữa bệnh
Bên cạnh việc trang trí cảnh quan cho không gian, cây én hồng còn được sử dụng để làm cây chữa bệnh. Theo Đông Y, cây có vị ngọt, tính mát vì vậy thường được sử dụng để thanh nhiệt, khai uất, hòa lý, giải biểu, tiêu viêm,…
4. Kỹ thuật trồng và nhân giống cây én hồng
Đất trồng
Khi trồng cây, bạn nên sử dụng các loại đất thịt tơi xốp, thoát nước tốt và phải đảm bảo độ pH khoảng 6.
Nếu bạn trồng cây trong chậu thì có thể sử dụng các loại đất bùn ao hoặc đất thịt trộn cùng với phân chuồng hoặc tro trấu, xơ dừa để tăng độ dinh dưỡng và giữ ẩm tốt
Hố trồng
Nếu bạn muốn trồng cây én hồng xung quanh nhà để làm hàng rào thì cần phải đào hố có kích thước 30 x 30 x 30cm và đảm bảo khoảng cách giữa các hố với nhau khoảng 1m.
Trồng cây én hồng bằng phương pháp giâm cành
Thông thường, cây én hồng thường được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc bằng phương pháp giâm cành. Tuy nhiên, cách giâm cành vẫn được nhiều người áp dụng hơn vì sẽ rút ngắn được thời gian cây phát triển và tỉ lệ cây sống cao hơn
Để giâm cành, bạn cần lựa chọn những cành giâm chắc khỏe, cắt một đoạn dài khoảng 20cm. Tỉa vợi bớt lá sau đó đem ngâm cành giâm vào dung dịch kích rễ trong vòng 15 phút rồi lấy ra cắm vào đất đã chuẩn bị trước. Tưới nước giữ ẩm và chăm sóc như bình thường
5. Kỹ thuật chăm sóc cây én hồng
Nước tưới
Cây én hồng ưa đất ẩm nhưng vẫn có thể chịu được khô hạn, vì vậy nếu bạn không thường xuyên tưới nước cho cây thì cây vẫn sống tốt. Tuy nhiên để tốt nhất, bạn vẫn nên duy trì mức tưới đều đặn cho cây từ 3 – 4 lần/tuần. Vào mùa mưa, bạn có thể cân nhắc để giảm lượng nước tưới cho cây
Ánh sáng
Én hồng là loại cây ưa sáng, bạn nên để cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít nhất 6 – 8h mỗi ngày để lá cây luôn xanh tốt và cây nở hoa đều, đẹp. Nếu bạn trồng cây trong bóng râm, cây sẽ sinh trưởng chậm, phát triển kém, thậm chí có thể bị sâu bệnh phá hoại
Phân bón
Tiến hành bón phân NPK định kỳ cho cây 2 – 3 tháng/lần để cây có đủ dinh dưỡng và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Nên tập trung bón vào giai đoạn cây mới bắt đầu sinh trưởng và trước khi cây cho ra hoa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ hoặc phân vi sinh để bón cho cây
Làm cỏ, xới đất
Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc cây, tiến hành xới phá váng gốc sau mỗi trận mưa to để tránh tình trạng cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng đồng thời làm cho đất luôn tơi xốp, đảm bảo độ cơ giới tốt
Phòng trừ sâu bệnh
Cây én hồng có sức sống mạnh mẽ, thường rất ít khi bị sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên, trong quá trình trồng, bạn vẫn cần thường xuyên quan sát cây nếu có dấu hiệu sâu bệnh thì phải có biện pháp phòng từ ngay.
Khi thấy cây có các lá héo thì phải loại bỏ ngay để giúp cây có độ thông thoáng và không làm ảnh hưởng đến các lá xung quanh.
> Đề cử thêm cây hoa trồng công trình đẹp xuất sắc – Cây giống hoa Cẩm Tú Cầu
Trên đây là một vài thông tin về cây én hồng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn, hy vọng phần nào đó đã giúp bạn có thêm các kiến thức về loại cây này
Bạn quan tâm sản phẩm xin hãy để lại số điện thoại, email hoặc có thể liên hệ đến hotline 0823666620 để nhân viên của chúng tôi tư vấn kỹ hơn về sản phẩm
Ngoài ra, Công Ty TNHH Cây Ba Miền còn cung cấp nhiều sản phẩm cây công trình, cây bóng mát, cây ăn quả chất lượng cao, bạn có thể tham khảo qua caybamien.vn nhé. Chúc các bạn thành công!
Chịu trách nhiệm nội dung: PHẠM HÙNG
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.